Doanh nghiệp dệt may nỗ lực sản xuất cuối năm
Từ quý 3 đến nay, hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Thanh Hóa đã có đơn hàng trở lại. Các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực tăng tốc sản xuất để có thể đáp ứng được yêu cầu của đối tác.
Hơn 600 công nhân của Công ty TNHH SOTO đang tăng ca, tăng kíp làm việc hết công suất để thực hiện đúng tiến độ các đơn hàng xuất khẩu trong tháng cuối năm. Nếu như từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, mỗi tháng, công ty xuất đi khoảng hơn 300.000 nghìn sản phẩm thì trong những tháng cuối năm sản lượng đã tăng gấp đôi từ 700.000 đến 800.000 sản phẩm xuất khẩu. Thời điểm này, các đơn hàng đã kết kết, đảm bảo cho người lao động có việc làm kéo dài đến hết tháng 8 năm 2024. Nhiều giải pháp, sáng kiến mới trong sản xuất đã được công ty áp dụng để tăng năng suất. Đơn cử như máy thổi túi đưa vào sử dụng đã tăng năng suất khâu đóng gói hoàn thiện sản phẩm của công ty.

Chị Trần Thị Liên, Quản lý xưởng công ty TNHH SOTO, xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Công ty đang có rất nhiều hàng mới, chúng em là những người quản lý luôn cố gắng nâng cao năng suất lao động. Từng đơn hàng có yêu cầu kỹ thuật khác nhau, chúng em nghiên cứu, làm việc tốt để tăng thu nhập cho công nhân".
Chị Nguyễn Thị Diễm, công nhân Công ty TNHH SOTO, xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Chúng em vẫn được tăng ca, mức lương từ đầu năm đến giờ ổn định. Có tăng ca thì mới có thu nhập, nâng cao đời sống công nhân nên bọn em cũng rất phấn khởi".

Tại Công ty cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn, ngoài thị trường truyền thống các nước châu Âu, công ty đã có thêm một số thị trường mới ở các nước Trung Đông. Mặc dù công nhân không còn được tăng ca như thời điểm này năm trước và lợi nhuận giảm nhưng công ty vẫn ổn định việc làm và thu nhập cho khoảng 10.000 công nhân ở 10 nhà máy trên toàn tỉnh.
Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hoá
Thanh Hóa hiện có khoảng gần 300 doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực dệt may. Do giá đơn hàng xuất khẩu giảm từ 20% đến 30% so với năm trước nên dù đơn hàng xuất khẩu tăng trong quý 4, nhưng lợi nhuận lại giảm so với cùng kỳ. Dù vậy, các doanh nghiệp dệt may vẫn đang cố gắng duy trì thu nhập cho người lao động và tính toán phương án thưởng Tết.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho 14.700 lao động
Quý 1 năm 2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 phiên giao dịch, ngày hội việc làm, thu hút 40 lượt doanh nghiệp, đơn vị và 2.000 lượt người lao động tham gia tuyển dụng, qua đó kết nối việc làm thành công cho 250 lao động.

Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa quý 1 ước đạt 2,57 tỷ USD
Năm 2025, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trọng điểm ở tỉnh Thanh Hóa như; Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu và Châu Á đều có tín hiệu tăng trưởng tốt, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp đã tích cực nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, phụ liệu làm đầu vào sản xuất.

Hơn 3.000 tỷ đồng cho vay xuất, nhập khẩu
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng nguồn vốn cho vay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có xuất, nhập khẩu. Tính đến cuối tháng 3 năm 2025, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

Thành lập mới 579 doanh nghiệp trong quý 1
Theo thống kê từ Sở Tài chính, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập mới 579 doanh nghiệp, tăng 14,9% so với cùng kỳ, bằng 19,3% kế hoạch, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và thứ 6 cả nước, sau các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Tổng vốn điều lệ đăng ký khoảng 3.958 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ.

Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh vừa tổ chức Diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp, các Hợp tác xã” và truyền thông “Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã” cho thành viên các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn.

Đất nông nghiệp được thí điểm làm nhà ở thương mại
Nghị quyết 171 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4.

Cục Thuế siết chặt giám sát hóa đơn
Cục Thuế vừa ban hành thông báo chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 70/2025 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020 về hóa đơn, chứng từ.

Thanh Hóa: Nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 – 90%
Theo ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, nhiều loại thủy sản trên địa bàn tỉnh bị suy giảm tới 80 – 90%, thậm chí sắp tuyệt chủng như cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng… Nhiều loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như cá mòi cờ hoa và cá mòi cờ chấm cũng đang dần trở nên hiếm gặp. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp khai thác tận diệt.

Thanh Hóa còn 8 đơn vị chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
Hiện nay tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa đang cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước, nhiều chủ đầu tư có tiến độ giải vốn cao. Tuy nhiên vẫn còn 8 đơn vị vẫn chưa thực hiện giải ngân vốn.

Quý I/2025, Thanh Hóa chi 12.000 tỷ đồng từ ngân sách
Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa, tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong quý I/2025 ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tương ứng 22,4% dự toán cả năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.