doanh nghiệp dệt may
Nhiều doanh nghiệp dệt may đủ đơn hàng sản xuất đến tháng 9/2024
Nhờ sức mua tăng cao, doanh nghiệp chủ động tìm kiếm đơn hàng nên hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may của Việt Nam đã đủ đơn hàng sản xuất đến hết tháng 9/2024.
Năm 2024 ngành dệt may Thanh Hóa phấn đấu xuất khẩu 360 triệu sản phẩm
Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất trong ngành dệt may. Quý 1/2024, ngành dệt may Thanh Hoá đã xuất khẩu được hơn 91,3 triệu sản phẩm, tăng 17,8% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa tăng tốc sản xuất
Xuất khẩu dệt may đang có những tín hiệu tích cực khi đơn hàng tại nhiều thị trường quay trở lại. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp ngành may mặc Thanh Hóa đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Đơn hàng tăng, doanh nghiệp may đẩy mạnh sản xuất
Vượt qua giai đoạn khó khăn, khủng hoảng, sản xuất cầm chừng vào năm 2023, đến nay nhiều doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh đã ký kết được nhiều đơn hàng mới. Trong đó có doanh nghiệp đã đủ đơn hàng sản xuất đến hết năm. Đây là tín hiệu tích cực, tạo đà cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Tín hiệu tích cực từ đơn hàng xuất khẩu ngành dệt may
Dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự linh hoạt trong việc kết nối, tìm kiếm đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may, quý 1 năm 2024 ngành may Thanh Hóa ghi nhận những tín hiệu tích cực từ các đơn hàng xuất khẩu.
Doanh nghiệp Dệt may Thanh Hoá tập trung tìm kiếm đơn hàng
Ngay từ những tháng đầu năm 2024, ngành dệt may Thanh Hoá đã đón nhận nhiều tín hiệu tích cực khi đơn hàng quay trở lại với số lượng lớn hơn, một số doanh nghiệp đã có đủ đơn hàng sản xuất cho hết quý 2/2024. Nhận định xu hướng phục hồi của thị trường, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh đều đang tập trung cơ cấu lại mặt hàng, linh hoạt tìm kiếm đơn hàng, thị trường để đảm bảo việc làm cho người lao động.
Năm 2024 ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD
Năm 2024, dù dự báo còn nhiều khó khăn song ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 44 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2023.
Doanh nghiệp cần chủ động khi thị trường thay đổi chính sách
Các thị trường nhập khẩu dệt may, da giày lớn như Mỹ, EU đang đặt ra nhiều quy định mới về phát triển bền vững, đòi hỏi doanh nghiệp da giày xuất khẩu Việt Nam phải nỗ lực chuẩn bị, tuân thủ để tham gia chuỗi cung ứng bền vững.
Doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá tạo việc làm cho 150.000 lao động
Theo thống kê của Sở Công Thương, Thanh Hóa hiện có gần 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, tạo việc làm cho khoảng 150.000 lao động.
Doanh nghiệp dệt may nỗ lực sản xuất cuối năm
Từ quý 3 đến nay, hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Thanh Hóa đã có đơn hàng trở lại. Các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực tăng tốc sản xuất để có thể đáp ứng được yêu cầu của đối tác.
Nỗ lực về đích kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023
Chỉ còn gần 2 tháng nữa là kết thúc năm 2023. Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nỗ lực hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Năm nay, trong bối cảnh nền kinh tế phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp là tiếp tục duy trì ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động.
Thúc đẩy số hóa, xanh hóa sản xuất ngành may
Tại hội thảo “Thúc đẩy số hóa, xanh hóa sản xuất để phát triển bền vững” do Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa tổ chức vào ngày 17/10, nhiều thông tin đã được chia sẻ nhằm giúp các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Thanh Hóa nắm bắt xu hướng phát triển, chủ động tham gia vào quá trình số hóa, xanh hóa sản xuất, hướng tới phát triển bền vững.
50% doanh nghiệp dệt may đã thực hiện xanh hóa sản xuất
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện nay có khoảng 50% doanh nghiệp dệt may đã thực hiện xanh hóa sản xuất, nhờ đó vẫn thu hút được đơn hàng trong bối cảnh thị trường nhập khẩu tồn kho cao, nhu cầu giảm.
Doanh nghiệp dệt may ký được đơn hàng dài hạn
Trong khó khăn, thách thức do tác động mạnh mẽ của biến động kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp Dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động, linh hoạt thích ứng, tìm kiếm các giải pháp để giữ vững và phát triển thị trường, ổn định sản xuất. Nhờ đó, từ quý 3/2023, nhiều đơn vị đã ký được đơn hàng dài hạn với các khách hàng lớn, nhiều tiềm năng. Đây là tín hiệu khả quan, đảm bảo cho sự tăng trưởng của toàn ngành trong những tháng cuối năm.
Doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá nỗ lực tìm kiếm đơn hàng
Do những biến động của tình hình kinh tế thế giới, bước sang quý 2/2023 hoạt động của ngành dệt may trong cả nước nói chung, Thanh Hoá nói riêng tiếp tục đối diện nhiều khó khăn, thách thức. Trong khó khăn, nhiều doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá đã và đang nỗ lực cơ cấu lại mặt hàng, tiết giảm chi phí sản xuất để duy trì đơn hàng, tìm kiếm thị trường mới, đảm bảo việc làm cho người lao động.