Doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá nỗ lực tìm kiếm đơn hàng
Do những biến động của tình hình kinh tế thế giới, bước sang quý 2/2023 hoạt động của ngành dệt may trong cả nước nói chung, Thanh Hoá nói riêng tiếp tục đối diện nhiều khó khăn, thách thức. Trong khó khăn, nhiều doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá đã và đang nỗ lực cơ cấu lại mặt hàng, tiết giảm chi phí sản xuất để duy trì đơn hàng, tìm kiếm thị trường mới, đảm bảo việc làm cho người lao động.
Từ chỗ sản xuất 100% hàng dệt kim xuất khẩu, từ đầu năm đến nay, Công ty TNHH S&D đã chuyển đổi 50% cơ cấu sản phẩm sang làm hàng sơ mi để khai thác thị trường nội địa và một số thị trường xuất khẩu mới. Đại diện doanh nghiệp cho biết, bước sang quý 2/2023, lượng đơn đặt hàng của doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn. Giá gia công cũng bị cắt giảm đến 30 – 40%. Tuy nhiên, lãnh đạo đơn vị vẫn đang nỗ lực tiết giảm chi phí sản xuất, đa dạng cơ cấu mặt hàng để kết nối thêm các đơn hàng mới. Nhờ vậy, đơn vị không chỉ đảm bảo việc làm của người lao động mà còn đang tiếp tục tuyển dụng thêm lao động để mở rộng sản xuất.
Ông Nghiêm Mạnh Toàn, Phó Giám đốc Công ty TNHH S&D, tỉnh Thanh Hoá cho biết, hiện nay số lượng đơn hàng của công ty có thể sản xuất đến hết tháng 9, các đơn hàng tiếp theo đang giao dịch. Hy vọng từ nay đến cuối năm, lượng đơn đặt hàng sẽ tăng cao. Công ty đang tiếp tục tuyển thêm khoảng 700 lao động để mở rộng sản xuất.
Đại diện Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hoá cho biết, bước sang quý 2/2023, các doanh nghiệp vẫn đang phải đối diện với nhiều khó khăn khi cầu tiêu dùng giảm, thị trường chưa có tín hiệu khởi sắc. Khoảng 30% doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh đang gặp khó khăn về đơn hàng buộc phải giảm giờ làm, giảm lao động.
Hầu hết các doanh nghiệp có lượng đơn hàng sụt giảm từ 25 - 30% so với cùng kỳ. Giá gia công cũng giảm, trong khi yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh bằng cách tăng năng suất lao động, đầu tư máy móc, các trang thiết bị hiện đại. Chú trọng đến công tác thị trường, đồng thời cố gắng tiết kiệm tối đa chi phí, tính toán nhận hàng giá thấp hay linh hoạt thay đổi cơ cấu sản phẩm, làm các mặt hàng không phải chủ đạo để có thể duy trì được hoạt động sản xuất.
Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi đã xác định các đơn hàng, giá gia công sẽ bị cắt giảm nên đã có kế hoạch tìm kiếm thêm đơn hàng nội địa và khai thác các đơn hàng trong khối ASEAN và khu vực châu á. Tạo áp lực cho người lao động phải tăng năng suất, cải tiến mẫu mã, cải tiến kỹ thuật, đưa năng suất cao hơn để bù lại phần thiếu hụt, cắt giảm của khách hàng."
Nhận định những khó khăn của ngành dệt may còn kéo dài trong cả năm 2023, các doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá xác định mục tiêu ngắn hạn là có đơn hàng để duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm và ổn định thu nhập cho người lao động.
Trong lúc này, các doanh nghiệp cũng mong muốn có những giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững cho dệt may từ nguyên liệu đầu vào, sản xuất, xuất khẩu để đủ sức cạnh tranh đơn hàng. Đồng thời hỗ trợ vốn để các doanh nghiệp giữ ổn định nhịp sản xuất, chờ cơ hội phục hồi trở lại của nền kinh tế.
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân
Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng
Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.
Hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ
Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực hợp tác, vận động viện trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cường, huy động mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Năm 2024 Thanh Hóa thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong năm 2024, toàn tỉnh đã thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 19 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký trên 12.960 tỉ đồng và 477,9 triệu USD, gấp 1,43 lần về số dự án và tăng 25,1% về vốn đăng ký so với năm 2023; có 9 dự án điều chỉnh tăng với số vốn 63,2 triệu USD; 01 dự án điều chỉnh giảm với số vốn 21,5 triệu USD.
Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 sơ bộ đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so năm trước, vượt hơn gấp đôi chỉ tiêu phấn đấu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 (+6%). Mặc dù nhập khẩu cũng tăng mạnh, nhưng xuất khẩu đã giúp cán cân thương mại duy trì mức thặng dư lớn 24,77 tỷ USD. Đây là năm thứ 9 liên tiếp cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt xuất siêu.
Tập trung gieo cấy, bảo vệ sản xuất vụ xuân 2025
Cùng với thu hoạch các cây màu vụ đông, hiện nay bà con nông dân tỉnh Thanh Hóa đang tập trung sản xuất vụ Chiêm xuân 2025. Hiện các địa phương đã gieo cấy trên 20% diện tích lúa xuân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.