Doanh nghiệp may tăng tốc sản xuất đơn hàng cuối năm
Xuất khẩu dệt may đang có những tín hiệu tích cực khi đơn hàng tại nhiều thị trường quay trở lại. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp ngành may mặc Thanh Hóa đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Đơn hàng dệt kim xuất khẩu đi Mỹ đang được 900 công nhân ở 27 dây chuyền của công ty TNHH Speed Motion Việt Nam đóng trên địa bàn xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân đang gấp rút hoàn thiện. Nhờ đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nhập khẩu, công ty đã gia tăng gần 30% đơn đặt hàng ngay từ đầu quý III, đưa công suất nhà máy lên 100%. Để đảm bảo tiến độ các đơn hàng đã ký kết, công ty đang tiếp tục mở rộng sản xuất thêm 7 chuyền sản xuất và tuyển dụng thêm từ 200 đến 300 công nhân.
Chị Nguyễn Thị Hương, Công nhân Công ty TNHH Speed Motion Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tôi làm ở đây được 5 năm rồi, lương 8-9 triệu/tháng. Đợt này đơn hàng nhiều, tăng ca từ 1-2 tiếng, môi trường làm việc sạch sẽ, chế độ đãi ngộ tốt".


Bà Lily, Giám đốc sản xuất Công ty TNHH Speed Motion Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa
Bà Lily, Giám đốc sản xuất Công ty TNHH Speed Motion Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Từ nay đến cuối năm, công ty chúng tôi phải duy trì hết công suất với số lượng từ 800 nghìn đến 1,2 triệu sản phẩm. Đơn hàng nhiều, chúng tôi phải mở rộng sản xuất, tuyển thêm lao động và có thêm nhiều chế độ trợ cấp để công nhân yên tâm làm việc tại đây. 9 tháng, chúng tôi đã sản xuất được gần 9 triệu sản phẩm, tăng hơn 30% so với năm 2023. Mục tiêu xuất khẩu từ 9 đến 10 triệu sản phẩm chúng tôi đã hoàn thành".
Thanh Hóa hiện có gần 300 doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực dệt may. Khảo sát ở nhiều doanh nghiệp cho biết: Để ký kết được đơn hàng thời điểm này không khó, nhưng giá thành đơn hàng lại bị sụt giảm từ 20% đến 30% so với năm trước nên lợi nhuận thu về không cao. Dù vậy, các doanh nghiệp dệt may vẫn đang cố gắng duy trì thu nhập cho người lao động và đảm bảo phát triển doanh nghiệp bền vững.

Chị Nguyễn Thị Diễm, Công nhân Công ty TNHH SOTO, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Chúng em vẫn tăng ca, mức lương từ đầu năm đến giờ ổn định. Có tăng ca thì mới có thu nhập, nâng cao đời sống công nhân nên bọn em cũng rất phấn khởi".

Ông Lâm Vĩnh Hào, Tổng giám đốc Công ty TNHH South Fame Garments Limitted, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lâm Vĩnh Hào, Tổng giám đốc Công ty TNHH South Fame Garments Limitted, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tình hình thế giới có nhiều biến động nhưng với sự nỗ lực của cả công ty, chúng tôi vẫn ký kết được các đơn hàng với các nước Âu Mỹ và Nhật Bản. Ở thời điểm hiện tại, hơn 1.800 công nhân ở 3 xưởng của chúng tôi đều phải tăng tốc sản xuất, tăng ca 6 giờ mỗi tuần. Nhờ đó mà 9 tháng năm 2024 chúng tôi sản xuất được gần 4 triệu sản phẩm. Với đà này thì năm 2024, chúng tôi vẫn đảm bảo được sản xuất 5 triệu sản phẩm như kế hoạch đã đề ra".
Thực tế cho thấy, trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp dệt may tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng xoay chuyển tình thế bằng cách cơ cấu lại sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới ngay trong các thị trường truyền thống cũng như tăng cường xúc tiến thương mại ở những thị trường mới nhằm linh hoạt nắm bắt thông tin thị trường để thích ứng. Phương châm của các doanh nghiệp dệt may tỉnh Thanh Hoá là nhận định chính xác tình hình kinh tế, linh hoạt nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của thế giới để tìm kiếm cơ hội hợp tác với các thị trường tiềm năng để duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm và ổn định thu nhập cho người lao động.


Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn, Chủ tịch HH Dệt may tỉnh Thanh Hoá
Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn, Chủ tịch HH Dệt may tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Bản thân công ty Tiên Sơn nói riêng và ngành may Thanh Hóa nói chung trong năm qua đã phải rất nỗ lực, hiện tại đơn hàng dồi dào, các doanh nghiệp may lại đang tiếp tục cân nhắc, để lựa chọn khách hàng cho năm tới".
Năm 2024, ngành dệt may tỉnh Thanh Hóa phấn đấu xuất khẩu gần 360 triệu sản phẩm. Để đạt được mục tiêu đề ra, các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa cần nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường nhập khẩu.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Mua hàng trên 5 triệu đồng phải chuyển khoản
Từ đầu tháng 7/2025, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.

Ứng dụng công nghệ – nâng tầm nông sản sạch
Trước yêu cầu chất lượng nông sản ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang trở thành xu hướng tất yếu. Thời gian gần đây, nhiều hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu thị trường.

Ngành Thuế đổi mới mô hình tổ chức, hỗ trợ người nộp thuế
Hiện cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Mô hình này cho phép cơ quan thuế hoạt động gắn chặt với chính quyền địa phương, bao quát toàn bộ nguồn thu, tăng tính chủ động cho ngân sách địa phương.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,6% kế hoạch
Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/6/2025 là trên 268.000 tỷ đồng, đạt 29,6% kế hoạch giao.

Linh hoạt ứng phó trước biến động thương mại
Thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tận dụng khoảng thời gian vàng 90 ngày Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời linh hoạt, chủ động đa dạng hóa thị trường nhằm giữ nhịp sản xuất, xuất khẩu ổn định.

Hợp tác xã tích tụ ruộng đất, phát triển nông nghiệp hàng hóa
Thanh Hóa hiện có hơn 800 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, trong đó có khoảng 200 hợp tác xã chủ động tích tụ tập trung ruộng đất, ứng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Hoạt động của các hợp tác xã đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn.

Đưa sản phẩm truyền thống xuất ngoại
Thanh Hóa có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như chiếu cói, mây tre đan, dệt thổ cẩm, bánh gai, nước mắm, nem chua. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, tỉnh Thanh Hóa đang từng bước xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm truyền thống, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề và đưa sản phẩm truyền thống vươn xa.

Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6/2025
Tháng 6 vừa qua, nhu cầu sử dụng điện của đa số các hộ đều tăng cao khiến số tiền phải nộp cũng tăng trông thấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đăng ký biến động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và Môi trường thông báo về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động như sau:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.