Doanh nghiệp ngành xi măng Thanh Hoá nỗ lực vượt khó
Từ đầu năm đến nay, ngành sản xuất xi măng trong nước tiếp tục đối diện nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu thụ thấp, nguồn cung vượt cầu, cạnh tranh về giá bán ngày càng gay gắt. Với tinh thần chủ động, sáng tạo, các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã bám sát diễn biến thị trường để linh hoạt điều hành công suất lò nung. Công ty cũng đẩy tiết giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, đa dạng các dòng sản phẩm đáp ứng cả nhu cầu cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang các khu vực như Philipines, Nam Mỹ, EU. Nhờ vậy, công ty vẫn duy trì hoạt động liên tục 2 dây chuyền sản xuất, giữ vững việc làm, thu nhập cho người lao động.
Ông Nguyễn Trí Thức, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Công ty luôn có những tìm tòi, đổi mới để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty, ra sản phẩm mới và cũng tiếp tục linh hoạt trong chính sách bán hàng đảm bảo các nhu cầu của người tiêu dùng".
Tỉnh Thanh Hoá hiện có 5 nhà máy xi măng hoạt động. Các doanh nghiệp đã tập trung tái cấu trúc, đẩy mạnh triển khai dự án tận dụng nhiệt thừa khí thải để sản xuất điện; tận dụng nguồn chất thải của các ngành công nghiệp làm nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành xi măng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.
Đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã để nâng sức cạnh tranh, khai thác, mở rộng thị trường. 8 tháng năm 2024, Thanh Hóa đã sản xuất đạt hơn 12,5 triệu tấn xi măng các loại, tăng 7,5% so với cùng kỳ. Xuất khẩu xi măng đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 25,7% so với cùng kỳ.
Ông Lê Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Xi măng Long Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Chúng tôi đưa ra kế hoạch mục tiêu sản xuất cho năm 2024 là tăng trưởng khoảng 3 - 5%, chúng tôi đưa ra giải pháp tiết kiệm chi phí, các giải pháp số hoá và đặc biệt mở thêm kênh đại lý để gia tăng sản lượng, đối với xuất khẩu tiếp tục tìm thêm thị trường mới".
Dự báo từ nay đến hết năm và cả năm 2025 vẫn sẽ còn nhiều khó khăn với sản xuất xi măng. Các doanh nghiệp sản xuất xi măng kỳ vọng Chính phủ tiếp tục có các chính sách thúc đẩy đầu tư công; kích cầu tiêu thụ xi măng ở thị trường nội địa; bãi bỏ hoặc giảm thuế xuất khẩu clinker để khơi thông thị trường xuất khẩu, tiếp sức cho ngành xi măng vượt khó, sớm phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Cảnh báo, dự báo sóng lớn trên vùng biển Thanh Hóa
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông, vùng biển ven bờ Thanh Hoá có gió Đông Bắc cấp 4, ngoài khơi cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình là giải pháp quan trọng để thực hiện Chính phủ điện tử, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Chính phủ và các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm soát tải trọng phương tiện ngay từ đầu mỏ khai thác
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát tải trọng phương tiện, Công an huyện Nông Cống đã tăng cường ngăn chặn, xử lý ngay tại các khu vực khai thác, bãi mỏ hay điểm tập kết hàng hoá.
Phấn đấu năm 2025 phủ sóng tất cả vùng lõm viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ tháng 1 đến tháng 9/2024, Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng 316 thôn chưa có sóng di động, nâng tổng số thôn đã phủ sóng từ năm 2021 đến tháng 9/2024 là 2.549/3.310 thôn. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 761 thôn chưa có sóng viễn thông, chủ yếu là các thôn bản đặc biệt khó khăn.
Phát huy vai trò người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa
Những năm qua, ở miền núi Thanh Hóa, lực lượng người uy tín có những đóng góp quan trọng nhằm đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số một cách kịp thời. Họ là những tấm gương sáng trong mọi phong trào, là “điểm tựa” của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Người dân gửi ngân hàng gần 7 triệu tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tính đến hết tháng 8 đạt gần 7 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023. So với cuối tháng 7 năm nay, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân đến cuối tháng 8 tăng trên 86.000 tỷ đồng.
Áp thấp nhiệt đới từ cơn bão số 9 đã suy yếu thành một vùng áp thấp
Sáng sớm ngày 20/11, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 9) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa.
Vĩnh Lộc: Tập huấn nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy năm 2024
Để chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025 – 2030, sáng ngày 19/11, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức hội nghị bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy năm 2024.
Đảm bảo môi trường tại các nhà máy chế biến tinh bột sắn
Thời gian gần đây, các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh đã quan tâm hơn đến việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, qua đó không chỉ góp phần hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường mà còn tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển bền vững.
Bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
Chiều tối ngày 19/11, bão số 09 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 19 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây của khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 20km/h.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.