Thanh Hóa: 95% các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản đáp ứng quy định an toàn thực phẩm
Thanh Hóa hiện có hơn 2.100 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, 53 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng như Vietgap, ISO22000, GMP… Theo đánh giá của cơ quan chức năng, 95% các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng được các quy định về an toàn thực phẩm.
Kết quả kiểm tra của Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường cho thấy, tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản vi phạm các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm trong năm 2024 chỉ còn 3,22%, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Họat động kiểm tra thường xuyên của Chi cục không chỉ phát hiện, xử lý và chấn chỉnh các vi phạm, mà qua đó còn tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm. Ông Phan Thanh Tuấn, Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cho rằng: thông qua việc kiểm tra giám sát, là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất an toàn có cơ hội canh tranh lành mạnh, mang đến sản phẩm an toàn cho người dân.

Việc tăng cường quản lý chất lượng nông sản, thực phẩm khuyến khích phát triển các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn đã góp phần nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Đây cũng là tiền đề để xây dựng thương hiệu, tạo tính bền vững lâu dài cho sản phẩm gắn với thế mạnh của từng vùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.

6 tháng đầu năm, Thanh Hóa thu ngân sách gần 30.000 tỉ đồng
Thông tin tại buổi họp báo về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2025, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong bối cảnh chung khó khăn nhưng tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan về thu ngân sách nhà nước.

Miễn, giảm trên 96 nghìn tỷ đồng tiền thuế cho doanh nghiệp và người dân
6 tháng đầu năm 2025, cơ quan thuế tiếp tục triển khai nhiều chính sách miễn, giảm cho doanh nghiệp và người dân với tổng số tiền thuế được gia hạn, miễn giảm ước tính khoảng trên 96 nghìn tỷ đồng. Số tiền này đã góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đẩy nhanh tốc độ hồi phục nền kinh tế

Giải ngân vốn đầu tư công trong nửa đầu năm 2025 tăng 42,3% so cùng kỳ
Đến hết tháng 6/2025, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước là trên 268.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với tháng 5. Con số này cũng tăng 42,3% so cùng kỳ năm 2024.

Giống chất lượng cao - yếu tố quyết định năng suất vụ mùa
Sử dụng giống lúa chất lượng cao là một yếu tố then chốt để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Từ kết quả của nhiều vụ mùa trước, trong vụ Thu mùa này, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo người dân tiếp tục đưa các giống có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất.

Ngành ngân hàng hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có Quyết định ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân.

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 2 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1489 ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148 về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Theo đó, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 2 cấp: Cấp tỉnh và cấp trung ương.

2 kịch bản xuất khẩu thủy sản Việt Nam
6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt khoảng 5,2 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2024. Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, triển vọng xuất khẩu thủy sản trong nửa cuối năm phụ thuộc vào hai kịch bản.

Tăng trưởng tín dụng năm 2025 dự kiến đạt 16%
Theo Ngân hàng Nhà nước, dự kiến, trong năm 2025, tăng trưởng tín dụng có thể đạt 16%, hỗ trợ cho nền kinh tế tăng trưởng đạt mục tiêu trên 8%.

Việt Nam đang xây dựng chiến lược riêng để thu hút FDI
Theo Bộ Tài chính, Việt Nam đang chuyển trọng tâm từ ưu đãi thuế sang nâng cao chất lượng môi trường đầu tư và dịch vụ hỗ trợ. Các nỗ lực tập trung vào phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế đồng bộ, bảo đảm nguồn điện ổn định, quỹ đất sạch, nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời rút ngắn thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án FDI.

Thanh Hóa có khoảng 80 doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản
Những năm gần đây, lĩnh vực chế biến thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có sự tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp hoạt động cũng như đa dạng các sản phẩm. Trong đó, nhiều sản phẩm chế biến sâu đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.