Doanh nghiệp Thanh Hóa nỗ lực vượt khó để phát triển
Năm 2022 là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh Thanh Hóa. Không ít doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải giải thể, tạm ngừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, trong khó khăn, các doanh nghiệp đã nỗ lực biến thách thức thành cơ hội, thích ứng linh hoạt để duy trì và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tiếp tục có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Khó khăn đó buộc các doanh nghiệp Thanh Hoá phải quyết đoán tìm hướng đi phù hợp để giữ thị trường, giữ việc làm ổn định cho người lao động. Ngoài việc chủ động cơ cấu lại sản xuất, nâng cao năng lực quản trị, điều hành hoạt động linh hoạt theo diễn biến của thị trường, doanh nghiệp cũng đã chú trọng đa dạng hóa sản phẩm, và đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng mới. Đây là lúc các doanh nghiệp Thanh Hóa phát huy mạnh mẽ nhất tinh thần, ý chí, sức sáng tạo, linh hoạt chuyển đổi mô hình sản xuất, chủ động theo sát diễn biến thị trường, nắm bắt, chắt chiu từng cơ hội để phục hồi và phát triển.

Nhờ vậy, vượt qua những khó khăn, thách thức của đại dịch COVID - 19, kết thúc năm 2022, tỉnh Thanh Hóa vẫn có 3.712 doanh nghiệp thành lập mới, 1.275 doanh nghiệp đăng ký quay trở lại hoạt động. Tổng doanh thu của khu vực doanh nghiệp đạt gần 487 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 13.670 tỷ đồng, tăng 36,3% so với cùng kỳ.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch hội Doanh nhân trẻ tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch hội Doanh nhân trẻ tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Cộng đồng doanh nhân trẻ Thanh Hóa luôn nỗ lực phấn đấu, động viên hoàn thành tốt sản xuất kinh doanh, có thể khẳng định chúng tôi vẫn đứng vững trong thương trường, tôi cũng tin rằng sang năm 2023 với nỗ lực như thế các doanh nhân trẻ sẽ phát triển vượt bậc".
Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2023 được dự báo là năm vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn đối với nền kinh tế trong nước và thế giới. Tuy nhiên, với kinh nghiệm vượt khó và khả năng thích ứng linh hoạt, cộng đồng doanh nghiệp Thanh Hóa đang vững bước vào năm 2023 với tâm thế và khát vọng phát triển, tiếp tục đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 30/4/2025, giải ngân vốn đầu tư công cả nước ước đạt gần 131 nghìn tỷ đồng, tương đương 14,1% tổng kế hoạch vốn năm 2025 và đạt 15,5% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
Nghị quyết 68 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định: kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Đây cũng là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng
Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nhà đầu tư, trong thời gian qua, các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Thị trường tài chính tiền tệ đảm bảo ổn định
Bộ Tài chính cho biết, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn song nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ổn định, các hoạt động kinh tế tiếp tục sôi động hơn; các tổ chức quốc tế vẫn dự báo Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới và khu vực.

4 tháng năm 2025, nông lâm thủy sản xuất siêu gần 5,2 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt gần 16 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt gần 5,2 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2024.

4 tháng đầu năm, gần 90.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng trưởng tích cực
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của cả nước trong tháng 4 tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung cả 4 tháng, chỉ số này đã tăng 8,4% so với cùng kỳ. Những lĩnh vực tăng trưởng mạnh có thể kể đến như chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện và cung cấp nước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực
Trên 2 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, hoạt động xuất khẩu vẫn tăng trưởng tích cực cho thấy nỗ lực, sự linh hoạt trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việt Nam xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 vào Singapore
Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản vào Singapore đạt hơn 21 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Với con số ấn tượng này, Việt Nam hiện đứng trong top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất tại Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Nhiều diện tích nứa, vầu ở Quan Sơn bị khuy
Những cánh rừng nứa, vầu từ bao đời nay đã là là nguồn sống của các thế hệ người dân huyện Quan Sơn. Từ đầu năm 2024 đến nay, hiện tượng nứa, vầu ra hoa, kết hạt rồi chết khô hàng loạt hay còn gọi là “khuy” đồng nghĩa với hàng nghìn hộ gia đình đối diện với nguy cơ mất nguồn sống trong nhiều năm tới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.