Doanh nghiệp Thanh Hóa với phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”
Những năm qua, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thu hút sự tham gia tích cực của toàn xã hội, trong đó nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đã luôn sát cánh cùng chính quyền địa phương thực hiện công tác an sinh xã hội, đặc biệt là chăm lo đời sống cho các gia đình chính sách, với nhiều hoạt động tri ân thiết thực, hiệu quả.
Là gia đình chính sách trên địa bàn thôn Phúc Lộc, xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa, cuộc sống của bà Đỗ Thị Liên rất khó khăn. Ước mơ có được ngôi nhà kiên cố tưởng như xa vời. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn này, đầu năm 2024 công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hải Tiến đã quyết định xây tặng bà và gia đình một căn nhà khang trang. Sau gần 2 tháng thi công, ngôi nhà mới với đầy đủ tiện nghi đã được hoàn thiện và bàn giao với tổng kinh phí trên 500 triệu đồng. Giờ đây bà đã không còn phải sống trong ngôi nhà chật hẹp, tạm bợ nữa. Ước mơ trở thành hiện thực, bà Liên lại có thêm động lực cố gắng, vươn lên trong cuộc sống.


Bà Đỗ Thị Liên, Xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Bà Đỗ Thị Liên, Xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trước đây nhà dột nát, mưa bão thủng khổ lắm. Được công ty Hải Tiến giúp đỡ tôi xây một ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi, cổng mở rộng. Tôi rất cảm ơn công ty, đó cũng là động lực để tôi cố gắng phấn đấu ngày một tốt hơn".
Với phương châm: Thương hiệu của một doanh nghiệp được tạo dựng không chỉ bởi doanh thu cao, đóng góp cho ngân sách Nhà nước nhiều, mà còn phải là doanh nghiệp chăm lo tốt cho người lao động, có trách nhiệm với cộng đồng, nhiều năm qua, công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hải Tiến luôn đặt trách nhiệm phụng sự xã hội lên hàng đầu. Đặc biệt là các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa" luôn được công ty chú trọng. Mỗi năm công ty đã dành ra hàng tỷ đồng để hỗ trợ làm nhà tình nghĩa và trao nhiều suất quà đến các thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng. Những phần quà không chỉ mang giá trị vật chất mà còn mang giá trị tinh thần, thể hiện sự tự hào, lòng biết ơn, sự tri ân với thế hệ đi trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.



Ông Lê Xuân Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Xuân Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Hàng năm vào dịp 27/7, Tết.. chúng tôi đều có quà để cảm ơn tấm lòng đối với những người đã hy sinh vì đất nước. Mặt khác cũng để góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc tại địa phương, gắn bó. Chúng tôi luôn xem đó là việc làm tri ân đối với những người có công".

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Bí thư đảng ủy xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Bí thư đảng ủy xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Vào dịp lễ, địa phương cùng với các doanh nghiệp trên địa bàn đã trích một phần quà để đến các gia đình thương bệnh binh, nhất là các gia đình quá khó khăn. Các gia đình rất phấn khởi và có sự vươn lên trong cuộc sống".
Trở về từ chiến trường, mang trong mình vết thương do bom đạn, ông Nguyễn Duy Nở - một cựu chiến binh, đồng thời là một doanh nhân, luôn biết ơn sâu sắc sự hy sinh của những người đã ngã xuống. Ông cũng thấu hiểu những mất mát, khó khăn mà bao đồng đội phải trải qua khi mất đi một phần thân thể. Bởi vậy, ông luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến những thân nhân liệt sỹ, thương, bệnh binh.... bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa với mong muốn xoa dịu phần nào nỗi đau chiến tranh.


Ông Nguyễn Duy Nở, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Tuấn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Duy Nở, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Tuấn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Rất nhiều đồng đội không được trở về, nên tôi luôn trăn trở phải làm gì để đền đáp công ơn các liệt sỹ, thương binh. Hàng năm, tôi luôn dành từ 400 đến 500 triệu đồng xây nhà tình nghĩa, phụng dưỡng suốt đời Mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh... coi đây vừa là tình cảm, vừa là trách nhiệm của một doanh nhân".
Thanh Hóa là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và yêu nước đã góp nhiều sức người, sức của cùng với Nhân dân cả nước đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Hiện toàn tỉnh có gần 56 nghìn liệt sĩ, hơn 43 nghìn thương binh, khoảng 16 nghìn bệnh binh. Những năm qua, công tác "Đền ơn đáp nghĩa" đã được toàn xã hội quan tâm, cùng chung tay thực hiện. Đã có trên 99,8% hộ gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú. Phong trào xây "Nhà tình nghĩa," lập "Quỹ Đền ơn đáp nghĩa," tặng "Sổ tiết kiệm tình nghĩa" được thực hiện thường xuyên. Cùng với các địa phương, đơn vị, công tác Đền ơn đáp nghĩa đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các thương, bệnh binh, người có công, gia đình chính sách, xoa dịu bớt nỗi đau chiến tranh.


Ông Nguyễn Văn Hoàng, Giám đốc Công ty CP Hoàng Trường, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Văn Hoàng, Giám đốc Công ty CP Hoàng Trường, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Chúng tôi luôn xem việc đền ơn đáp nghĩa là nghĩa vụ, trách nhiệm đối với những người đã ngã xuống. Vì vậy công tác này được công ty thực hiện thường xuyên, liên tục".
Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng" tại Thanh Hóa đã trở thành hoạt động thường xuyên, phát huy được sức mạnh của cả cộng đồng. Trong đó, những đóng góp của các doanh nghiệp trong việc chăm lo cho gia đình chính sách không chỉ là sự hỗ trợ vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn. Điều này góp phần tạo nên một xã hội đoàn kết, biết ơn và chia sẻ, từng ngày làm đẹp thêm hình ảnh của doanh nghiệp, doanh nhân trong lòng người dân xứ Thanh.

Thanh Hóa: Thu ngân sách đạt hơn 12.500 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù chịu tác động từ nhiều yếu tố, thu ngân sách nhà nước quý I/2025 của tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt trên 12.500 tỷ đồng.

Ngành thép cần chủ động ứng phó với chính sách mới từ EU
Theo Bộ Công thương, trước những thay đổi chính sách sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành thép và kim loại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần sớm rà soát lại quy trình sản xuất, xuất khẩu và chuẩn bị kịch bản ứng phó phù hợp.

Đề xuất giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, các đại biểu Quốc hội đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành để khuyến khích khu vực này phát triển.

Đề xuất thêm ưu đãi cho nhà ở xã hội
Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi mới cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội đã được đề xuất.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong Chỉ thị, Thủ tướng nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thanh Hoá đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP
Sau gần 7 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá, công nhận 631 sản phẩm. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, sản phẩm OCOP Thanh Hóa đã tiếp cận thành công nhiều thị trường nước ngoài.

Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục có các chỉ đạo về điều hành ổn định lãi suất, tăng trưởng tín dụng. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn gặp những khó khăn, thách thức, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các giải pháp khơi thông dòng chảy tín dụng, sẵn sàng đưa nguồn vốn vào khu vực sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nhân rộng mô hình thâm canh, nâng cao hiệu quả trồng sắn nguyên liệu
Niên vụ 2024-2025, nông dân tỉnh Thanh Hóa trồng hơn 14 nghìn ha sắn nguyên liệu, năng suất bình quân đạt 17 tấn 1 ha, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Theo ngành nông nghiệp, để nâng cao năng suất hiệu quả trồng sắn, cần phải nhân rộng mô hình thâm canh tăng năng suất.

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp. Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.

Kỳ vọng phát triển ngành tôm trong năm 2025
Năm 2025, ngành tôm tiếp tục được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến môi trường, chi phí sản xuất và yêu cầu bền vững từ thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.