Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa đã tích cực đầu tư đổi mới, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường.
Với đường may được lập trình sẵn, việc chạy đường kim mũi chỉ của máy hoàn toàn tuân thủ theo yêu cầu của con người; sai sót gần như không thể xảy ra so với phương pháp may truyền thống. Đặc biệt, hệ thống máy may tự động giúp giảm thiểu tối đa sự tham gia của con người và gia tăng năng suất may sản phẩm.
Chị Lê Thị Lan, Công ty TNHH YKJ Vina, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Công ty có đầu tư một số máy móc lập trình tự động, 1 máy chỉ cần có 1 người, 1 giờ có thể sản xuất từ 100 - 200 sản phẩm, giúp cho cho công việc của chúng tôi đỡ vất vả hơn".

Công ty TNHH YKJ Vina là doanh nghiệp FDI, có 100% vốn đầu tư từ Hàn Quốc. Công ty hiện đang tạo việc làm thường xuyên cho gần 1.000 lao động với thu nhập trung bình từ 6,8 - 7,5 triệu đồng/người/ tháng. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, công ty đã không ngừng đầu tư đổi mới, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Cùng với hệ thống máy may lập trình tự động, công ty còn đầu tư nhiều máy móc hiện đại khác như: máy ép vải, máy trải vải, máy đóng khuyết, đóng cúc tự động, máy bổ cơi, bổ túi tự động, máy nhồi bông tự động… Từ đó, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu khắt khe của những đơn hàng xuất khẩu.

Ông Mai Sỹ Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH YKJ Vina, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Mai Sỹ Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH YKJ Vina, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Là doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, chúng tôi có những chuyên gia nước ngoài luôn luôn tìm tòi, thay đổi quy trình công nghệ nâng cao chất lượng của sản phẩm; tạo ra những sản phẩm tốt hơn. Hàng năm, chúng tôi xuất từ 150 - 170 ngàn sản phẩm, hướng tới các thị trường Hàn Quốc, Mỹ… Thời gian tới mở rộng thị trường sang Canada, Úc và 1 số thị trường châu Âu khác".
Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn được biết đến là doanh nghiệp đi đầu trong ngành dệt may của xứ Thanh. Hiện, tập đoàn có 13 nhà máy may xuất khẩu tại các huyện nông thôn, miền núi của tỉnh, tạo việc làm cho trên 10 nghìn lao động. Hiện nay, các sản phẩm dệt may của tập đoàn được xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu như: Mỹ, EU… Doanh nghiệp cũng là một trong những đối tác của các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới như: Nike, Jordan, Sunny, Cheong san, K- Mart… Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tập đoàn đã đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hiện đại cho các công đoạn sản xuất như: máy kiểm tra vải, máy tời vải, máy cuộn viền, máy trải vải, máy vẽ sơ đồ tự động, máy cắt, máy may tự động… Nhờ áp dụng công nghệ cao trong quá trỉnh sản xuất đã giúp doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao, tạo sức cạnh tranh trên thị trường.


Ông Vũ Văn Thành, Giám đốc điều hành Nhà máy may xuất khẩu Sơn Hà, Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Vũ Văn Thành, Giám đốc điều hành Nhà máy may xuất khẩu Sơn Hà, Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Nhà máy may xuất khẩu Sơn Hà hiện có 700 lao động. Nhà máy có ứng dụng các máy móc hiện đại, 100% là thiết bị điện tử, tự động. Về quy trình, chúng tôi cũng đang tiến hành chuyển đổi số các phần mềm quản lý để làm sao khoa học, hiện đại. Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ đã giúp doanh nghiệp giảm nhân công, tăng năng suất lao động. Hiện tại, năng suất lao động đã tăng 30 - 40% so với trước đây, đời sống người lao động được nâng cao".

Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tiên Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tiên Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Những năm gần đây, chúng tôi luôn đầu tư nhiều máy tự động hóa với giá thành lớn vào sản xuất, từ đó, mang lại hiệu quả rất cao. Cách đây 5 năm, năng suất của người lao động khoảng 13 - 14 USD/ngày nhưng tại thời điểm này, Tập đoàn Tiên Sơn, mỗi lao động bình quân, mỗi ngày làm được khoảng 35 USD. Từ những năng suất đó, chúng tôi có thêm lợi nhuận và tiếp tục đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hiện đại hơn; phấn đấu xây dựng "sản xuất xanh" trong ngành may mặc, đáp ứng với các qui định của quốc tế".

Những năm gần đây, các doanh nghiệp Thanh Hóa đã không ngừng đầu tư nhiều máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu; tăng thu nhập cho người lao động.

Ông Hirofumi Takamiya, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Sakurai Việt Nam, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Hirofumi Takamiya, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Sakurai Việt Nam, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Công ty TNHH Sakurai Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 2009. Hiện nay, công ty TNHH Sakurai Việt Nam có hơn 12 ngàn lao động. Từ đầu năm 2024, công ty có bổ sung nhiều máy móc, thiết bị hiện đại nhằm giảm nhân sự, tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ đó, thu nhập và các chế độ khác của người lao động luôn đảm bảo".

Việc đầu tư nhiều máy móc hiện đại, đổi mới công nghệ chính là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp Thanh Hóa ngày càng phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Nhiều dự án xây dựng gặp khó khăn do nguồn cung vật liệu khan hiếm
Thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Nhiều công trình do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải vật liệu với giá cao.

Hiệu quả liên kết sản xuất khoai tây vụ Đông xuân
Vụ Đông Xuân năm nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực liên kết với các doanh nghiệp sản xuất khoai tây theo chuỗi giá trị. Việc liên kết này đã giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Ngọc Lặc nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP
Là huyện miền núi có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông sản đặc trưng thành sản phẩm OCOP.

Xuất khẩu gạo đón tín hiệu tích cực
Sau thời gian dài giảm sâu, từ đầu tháng 3/2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu đã tăng trở lại và lên ngưỡng gần 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã vượt một số trong khu vực và trên thế giới.

Nhiều ngân hàng đẩy mạnh tín dụng ưu đãi cho nông, lâm, thuỷ sản
Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, với doanh số cho vay lên tới 100.000 tỷ đồng.

Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.

Điều chỉnh chiến lược xuất khẩu nông lâm thủy sản
Việc Mỹ hoãn thuế đối ứng 90 ngày có thể coi là phép thử cho sự chủ động, sáng tạo và khả năng thích ứng của các doanh nghiệp. Với nông sản, thị trường Mỹ là đầu ra rất quan trọng, chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu. Do đó, ngoài giải quyết nhanh các đơn hàng, chiến lược giảm phụ thuộc vào một thị trường cũng được song song triển khai.

Chú trọng xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Tuần lễ thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm nay được tổ chức từ ngày 15 - 21/4 với chủ đề "Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo" nhằm nhấn mạnh vai trò tầm quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng mô hình kinh doanh sáng tạo, giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu trên thị trường. Tại Thanh Hoá, thời gian qua nhiều đơn vị, doanh nghiệp cũng luôn quan tâm chú trọng xây dựng thương hiệu từ những giá trị cốt lõi về chất lượng sản phẩm, xem đây là chìa khoá để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Gia hạn 102 nghìn tỷ đồng thuế cho người dân, doanh nghiệp
Theo Nghị định 82 được Chính phủ ban hành mới đây, sẽ có hàng trăm nghìn hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước được gia hạn nộp các loại thuế giá trị giá tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê đất trong năm nay.

Dệt may, da giày giữ vững đơn hàng
Sau thông báo tạm hoãn áp thuế từ Mỹ, đơn hàng cũ của các doanh nghiệp dệt may, da giày tiếp tục được thực hiện. Ngành dệt may, da giày cũng có thêm nhiều đơn hàng mới có thời hạn giao hàng ngay cả khi hết hạn hoãn thuế đối ứng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.