ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Doanh nghiệp Việt và cách tiếp cận thị trường khác sau dịch Covid-19

Thế giới đang trong quá trình thay đổi cấu trúc chuỗi giá trị. Doanh nghiệp Việt chỉ cầm cự, tồn tại qua dịch nhưng sau đó không thay đổi và vận động sẽ tụt hậu với nền kinh tế thế giới.

19/10/2020 08:44

Kinh tế số được đẩy mạnh

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hướng ngoại, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 đạt 518 tỷ, xấp xỉ bằng 2 lần GDP của cả nước. Đại dịch Covid-19 làm các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc đều giảm sức mua tới 50%.

Báo cáo của đoàn công tác khảo sát của Chính phủ về ảnh hưởng của Covid-19 thì có tới 96% số doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng. Tuy nhiên chịu ảnh hưởng lớn nhất là các ngành vận tải, hàng không, du lịch và các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Dịch bệnh đã làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng, phương thức kinh doanh tiếp cận của nền kinh tế cả thế giới phải thay đổi.

Các kênh bán hàng trực tuyến sẽ tiếp tục khẳng định được ưu thế trong nền kinh tế số. (Ảnh minh họa)
Các kênh bán hàng trực tuyến sẽ tiếp tục khẳng định được ưu thế trong nền kinh tế số. (Ảnh minh họa)

Theo TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đánh giá, thói quen của người tiêu dùng thay đổi trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát như việc tiếp cận các kênh bán hàng online, các kênh thương mại điện tử, giao dịch trên các hệ thống online. Tuy nhiên, với doanh nghiệp Việt những kênh bán hàng này còn khá mới mẻ, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây cũng chính là một thách thức rất lớn./.

Thực tế đòi hỏi các doanh nghiệp, trước hết phải chuyển đổi số tất cả các sản phẩm giới thiệu điểm đến thành cơ sở dữ liệu lớn, đồng thời triển khai những ứng dụng số để truyền tải những thông tin, số liệu đó đến với thị trường. Các kênh bán hàng trực tuyến sẽ tiếp tục khẳng định được ưu thế trong nền kinh tế số. Doanh nghiệp Việt chuyển từ buôn bán truyền thống sang giao dịch trực tuyến.

Sở Công Thương Hà Nội cho biết, từ tháng 3 đến nay, doanh số bán hàng online hệ thống siêu thị tăng từ 25 - 30%. Các siêu thị đã triển khai dịch vụ gọi điện đặt hàng và tăng cường các dịch vụ bán hàng online. Đến nay số đơn đặt hàng online đã tăng trên 200% so với thời điểm trước khi có dịch.

Sau dịch nền kinh tế thế giới đã khác trước

PGS.TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa thoát khỏi tình thế khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Chính vì vậy nếu như chỉ dừng lại ở việc kêu gọi tháo gỡ khó khăn và đề xuất chỉnh sửa thì sẽ không mang lại kết quả được. Chúng ta phải nghĩ khác đi để có thể thích nghi được với tình hình mới.

“Trong giai đoạn này nền kinh tế đang có sự thay đổi hoàn toàn khác với giai đoạn trước đây. Mặc dù chúng ta đang sống trong một nền kinh tế mở, nhưng năng lực thực sự của chúng ta còn rất yếu. Chúng ta cần phải sống khác, phải hành động khác đi từ lối tư duy đến cách thức phát triển cần phải thay đổi theo sự thay đổi của thế giới nếu không chúng ta sẽ vẫn mãi dậm chân tại chỗ không thể phát triển theo kịp thế giới được” - PGS.TS Trần Đình Thiên nói.

Trong và sau dịch Covid-19 các doanh nghiệp lớn trên thế giới, các nền kinh tế lớn trên thế giới đã thay đổi các tiếp cận với thị trường, định nghĩa lại về kinh tế số và chuyển đổi mô hình quản trị, mô hình phát triển để thích nghi. Chúng ta chỉ cần một chiếc điện thoại di động là có thể ở nhà cả ngày, mua sắm, đi chợ mà không cần ra đường. Thế giới đang trong quá trình thay đổi cấu trúc chuỗi giá trị. Doanh nghiệp Việt chỉ cầm cự, tồn tại qua dịch nhưng sau đó không thay đổi và vận động với điều kiện mới, tình hình mới sẽ tụt hậu so với nền kinh tế thế giới, PGS.TS Trần Đình Thiên phân tích.

Những giải pháp cụ thể để dọn đường cho chiến lược phát triển doanh nghiệp Việt trở thành chiến lược phát triển quốc gia. Chúng ta cần phải có chiến lược phát triển khoa học công nghệ lấy công nghệ số là trụ cột, đẩy mạnh hơn nữa kinh tế số, PGS.TS Trần Đình Thiên cho biết thêm.

Theo Phương Hoài/VOV.VN

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

08:00 , 02/05/2024

Nắm bắt lợi thế và tiềm năng của mã thanh toán ZaloPay QR Đa Năng, ZaloPay đã phối hợp cùng đối tác đầu tiên là The Pizza Company, để cho ra đời giải pháp mới, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối hiệu quả với các khách hàng, góp phần nâng cao trải nghiệm và thúc đẩy doanh số.

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

07:43 , 02/05/2024

Căng thẳng chiến sự tại vùng Biển Đỏ kéo dài khiến giá cước vận tải biển tăng từ 80%, thậm chí đến 300% so với tháng 12/2023. Đứng trước khó khăn này, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường các nước như Mỹ, EU đang tập trung đưa ra các giải pháp ứng phó vừa đảm bảo đơn hàng ký kết, đồng thời duy trì, ổn định sản xuất, tạo vệc làm, thu nhập cho người lao động.

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

07:36 , 02/05/2024

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2024. Theo đó, tỷ lệ giải ngân tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

07:16 , 02/05/2024

Theo dự báo, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng trong quý 2/2024.

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

23:01 , 01/05/2024

Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón. Trong đó, có 19 đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh, 35 cơ sở là doanh nghiệp, đại lý lớn chuyên kinh doanh phân bón; còn lại là các đại lý, hộ gia đình với quy mô và mức độ kinh doanh khác nhau.

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

18:55 , 01/05/2024

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13 ngày 11/1/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã tích tụ, tập trung được hơn 2.990 ha đất để trồng trọt, chăn nuôi, quy mô lớn.

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

18:55 , 01/05/2024

Xác định liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân là giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

18:51 , 01/05/2024

Thời gian qua huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá luôn khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp an toàn, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng như VietGap, hữu cơ.

Tập trung cấp nước cho lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ

Tập trung cấp nước cho lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ

18:15 , 01/05/2024

Do nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn vẫn diễn ra tại một số địa phương, nên để đảm bảo cấp đủ nước cho 114 nghìn ha lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ, các đơn vị thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động đắp đập, dự trữ nước trên kênh, ao, hồ và vận hành tối đa các trạm bơm tưới khi điều kiện cho phép.

Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ tháng 5/2024

Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ tháng 5/2024

18:12 , 01/05/2024

Từ tháng 5 này, nhiều chính sách liên quan kinh tế như quy định mới về quản lý seri tiền mới in hay cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới... sẽ chính thức có hiệu lực.