Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm cho người dân
Hơn 1.860 tỷ đồng là dư nợ chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được triển khai qua hệ thống chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá đến nay. Từ nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi này đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình, thanh niên, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh có cơ hội khởi nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.
Quyết tâm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống gia đình, năm 2023, gia đình ông Nguyễn Văn Dũng, ở thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh đã mạnh dạn làm hồ sơ và được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh cho vay 100 triệu đồng theo chương trình giải quyết việc làm để đầu tư phát triển chăn nuôi lợn. Nhờ có vốn làm ăn cộng với sự chăm chỉ chịu khó, đến nay, gia đình ông đã xây dựng được mô hình với hơn 100 con lợn nái, lợn thương phẩm.

Ông Nguyễn Văn DũngThị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá
Ông Nguyễn Văn DũngThị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Nhờ nguồn vốn từ ngân hàng chính sách, lãi suất thấp hơn thì đầu tư cho chăn nuôi mang lại hiệu quả, một năm với đầu tư, lợi nhuận ra được hơn 100 triệu đồng/năm".
Khởi nghiệp với mô hình trang trại chăn nuôi, anh Nguyễn Văn Giang, ở xã Định Hải, huyện Yên Định gặp nhiều khó khăn về vốn. Được uỷ thác qua kênh đoàn thanh niên, anh Giang đã được vay 100 triệu đồng từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Định mà không cần thế chấp tài sản. Cùng với nguồn vốn của gia đình, đến nay anh Giang đã xây dựng được trang trại với quy mô hơn 1 vạn gà, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Anh Nguyễn Văn Giang, xã Định Hải, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Chúng tôi cảm thấy rất may mắn được ngân hàng tạo điều kiện vay vốn để lập nghiệp, làm ăn, thủ tục ngắn gọn, thuận lợi. Tới đây, tôi sẽ mở rộng trang trại nhiều hơn".
Theo quy định, mức vay tối đa chương trình giải quyết việc làm cho người lao động là 100 triệu đồng; đối với cho vay dự án của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh là 2 tỷ đồng. Tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận vốn vay giải quyết việc làm, chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các hội, đoàn thể nhận uỷ thác đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến chính sách, thực hiện rà soát nhu cầu vốn vay, giải ngân nguồn vốn kịp thời, đúng đối tượng.

Ông Nguyễn Hoành Hùng, Phó Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Hiện nay, dư nợ chương trình giải quyết việc làm của huyện là hơn 60 tỷ, gần 700 đối tượng lao động. Sắp tới, dựa trên nhu cầu của các lao động địa phương chúng tôi sẽ kiến nghị bổ sung nguồn vốn và rà soát nhu cầu để tiếp tục cho vay".
Đến nay, tổng dư nợ chương trình cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 1.860 tỷ đồng, với gần 25.200 khách hàng đang vay vốn. Với lãi suất ưu đãi bằng lãi suất cho vay hộ cận nghèo, chương trình được triển khai là điều kiện thuận lợi giúp các gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững.

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.