Đổi mới công nghệ, hướng đi tất yếu của các hợp tác xã
Để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất, các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, chủ động liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập cho các thành viên. Đây đang được xem là hướng đi đúng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trước những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường.
Thời gian qua, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn đã đẩy mạnh triển khai ứng dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa trên diện tích 120 ha/năm. Việc ứng dụng mô hình mới này không những giúp bà con nông dân giảm chi phí, chất lượng mạ đảm bảo, ruộng lúa cấy máy bằng mạ khay sinh trưởng phát triển tốt, giảm sâu bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Đặc biệt, từ vụ mùa năm 2022 hợp tác xã đã ứng dụng máy bay máy bay không người lái trong phòng trừ sâu bệnh trên ruộng lúa. Việc sử dụng thiết bị hiện đại này đã giúp hợp tác xã rút ngắn thời gian phun xịt thuốc, tiết kiệm được 25- 30 % lượng thuốc bảo vệ thực vật so với phun xịt thông thường. Ngoài ra, sử dụng máy bay không người lái bảo đảm sức khỏe cho bà con nông dân, lại giảm ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả cao so với cách phun truyền thống.
Vốn là địa phương có truyền thống sản xuất rau màu, song đứng trước thực trạng sản xuất nông nghiệp truyền thống gặp nhiều rủi ro do biến đổi khí hậu, tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, thiếu tính cạnh tranh,... hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, thị trấn Thiệu Hóa đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau màu theo hướng VietGap. Đồng thời, phối hợp với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất dưa kim hoàng hậu ứng dụng công nghệ cao, sử dụng hệ thống lưới tiết kiệm, nhỏ giọt… Từ đó giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Tạo ra sản phẩm sạch, an toàn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đến nay, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng đã xây dựng được trên 4 ha nhà màng doanh thu đạt gần 3 tỷ đồng/ha/năm.
Xác định khoa học kỹ thuật là "chìa khóa" để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư xây dựng nhà màng, nhà lưới để sản xuất các loại rau, củ, quả ứng dụng công nghệ theo tiêu chuẩn VietGAP, cung cấp dịch vụ mạ khay, máy cấy, góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân công, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Hiện nay việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất được nhiều hợp tác xã chú trọng từ việc đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, cung ứng vật tư nông nghiệp, chủ động tìm kiếm, hợp tác với các đơn vị để liên kết sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm an toàn, chất lượng. Thông qua hiệu quả từ các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ cũng cho thấy ưu thế vượt trội và yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng suất, giá trị của sản phẩm và là khâu đột phá giúp các hợp tác xã nông nghiệp phát triển bền vững.
Có thể nói, hoạt động của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào ổn định và có bước chuyển biến tích cực, từng bước khẳng định vai trò, vị trí nòng cốt trong phát triển kinh tế của địa phương. Theo thống kê của Liên minh hợp tác xã Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 1.306 hợp tác xã, trong đó có nhiều hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất theo hướng hữu cơ, quy trình VietGAP, nhiều sản phẩm đạt OCOP 3 sao, 4 sao. Đây cũng là nhân tố quan trọng trong xây dựng thương hiệu nông sản để bảo hộ quyền lợi người sản xuất và tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Để tiếp tục phát triển kinh tế hợp tác xã ngày càng lớn mạnh, Liên minh hợp tác xã tỉnh tiếp tục quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ quản lý, điều hành hợp tác xã; tạo điều kiện tối đa để các hợp tác xã tiếp cận các cơ chế, chính sách ưu đãi về vốn, đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững, đóng góp ngày càng nhiều vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.