Viện Nông nghiệp Thanh Hóa nâng cao chất lượng các nhiệm vụ khoa học công nghệ
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, nâng cao chất lượng nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) các cấp là 1 trong những giải pháp quan trọng, qua đó từng bước cải thiện chất lượng các đề tài, dự án, nâng cao tính ứng dụng và khả năng nhân rộng kết quả sau nghiệm thu, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và của tỉnh nói chung.
Sau khi nghiên cứu, chọn tạo thành công, tháng 1/2024, giống lúa thuần Sao vàng của Trung tâm Nghiên cứu, Khảo nghiệm và Dịch vụ cây trồng thuộc Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã được Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận lưu hành cho vùng Trung du miền núi phía Bắc. Hiện nay, Trung tâm đang tiếp tục gửi giống Sao Vàng đi khảo nghiệm Quốc gia để công nhận cho vùng Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng và khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
Ông Lê Việt Đông, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Khảo nghiệm và Dịch vụ cây trồng - Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết: "Đối với giống lúa sau khi được công nhận lưu hành, Trung tâm quan tâm đặc biệt đến chất lượng sản phẩm; quảng bá và giới thiệu sản phẩm đến bà con nông dân; cùng với đó là đồng hành cùng các Hợp tác xã, đại lý và chính quyền địa phương".
Nhằm du nhập, phát triển cây Khoai môn chỉ tím trên vùng đất trồng lúa kém hiệu quả tại Thanh Hóa, từ năm 2023, kỹ sư Lê Thị Ngọc Trâm, Trung tâm Nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng - Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh. Đề tài "du nhập, phát triển cây Khoai môn chỉ tím trên vùng đất trồng lúa kém hiệu quả tại Thanh Hóa', có quy mô 2,6ha. Giai đoạn đầu, vụ thu năm 2024, tiến hành chọn lọc duy trì vụ 1 với diện tích 0,9ha và dự kiến thu hoạch vào tháng 5 năm 2025. Hiện kỹ sư Lê Thị Ngọc Trâm và các đồng nghiệp đang triển khai công tác chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh và theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây Khoai môn chỉ tím. Đến nay, cây Khoai môn chỉ tím sinh trưởng, phát triển bình thường và sạch sâu bệnh.
Kỹ sư Lê Thị Ngọc Trâm, Trung tâm Nghiên cứu, Khảo nghiệm và Dịch vụ cây trồng - Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết thêm: "Để đảm bảo trong quá trình thực hiện đề tài thứ nhất về chất lượng củ giống phù hợp với điều kiện tại Thanh Hóa; thứ hai, làm các biện pháp kỹ thuật về phân bón, về mật độ để đưa ra quy trình phù hợp".
Trong 5 năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã trở thành một tổ chức KHCN có nhiều đóng góp trong nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án góp phần phục vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Theo số liệu thống kê, từ năm 2011 đến nay, các trung tâm, phòng chuyên môn trực thuộc Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã thực hiện trên 70 nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp. Riêng năm 2024, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã triển khai được 18 nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp và 24 nhiệm vụ đặc thù, đặt hàng với các địa phương, đơn vị.. Để nâng cao chất lượng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, Viện Nông nghiệp tập trung mọi nguồn lực, đầu tư phòng phân tích và Thí nghiệm đạt tiêu chuẩn Vilas, nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu KHCN; đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thông qua thực hiện nhiệm vụ KH&CN, nhiều loại giống mới, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật đã được đưa vào ứng dụng thực tiễn, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã làm chủ 28 quy trình công nghệ.
Ông Lê Việt Đông, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Khảo nghiệm và Dịch vụ cây trồng - Viện Nông nghiệp Thanh Hóa chia sẻ: "Trung tâm rất được tỉnh, viện, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu; cán bộ làm công tác khoa học cũng đã đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao. Đến nay, đã chuyển giao được đến các địa phương, người nông dân nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp".
Tiến sỹ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Viện đang tập trung vào một số giải pháp như quy hoạch để đưa những cán bộ có năng lực vào các vị trí then chốt, làm nòng cốt; tập trung hỗ trợ đào tạo để có một nguồn nhân lực chất lượng cao, có chứng chỉ chuyên sâu theo từng lĩnh vực; đẩy mạnh các sản phẩm nghiên cứu gắn với hoạt động dịch vụ".
Nhờ đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các đề tài, dự án KHCN vào sản xuất, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã phát huy tốt vai trò trong hoạt động khoa học và công nghệ, từ việc nghiên cứu chọn, tạo giống và nhân giống cây trồng, vật nuôi; đến quá trình chuyển giao kỹ thuật trong trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Tiếp tục tìm kiếm các sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc 2025
Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam vừa chính thức phát động Giải thưởng Sao Khuê 2025. Đây là một trong những giải thưởng uy tín của ngành công nghệ thông tin Việt Nam.
40% nhà bán lẻ Việt Nam sẵn sàng đầu tư ứng dụng AI
Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo vừa công bố kết quả khảo sát từ 15.000 nhà bán hàng trên toàn quốc nhằm phác họa bức tranh kinh doanh bán lẻ trong năm 2024. Theo kết quả khảo sát, có tới 40% nhà bán lẻ đang quan tâm phần mềm quản lý bán hàng có tích hợp các tính năng AI.
Chương trình hành động của Chính phủ để phát triển Khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Nhiều người trẻ Việt lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me vừa công bố đã cung cấp các số liệu về thời gian người Việt dành cho các nền tảng mạng xã hội.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.