Đơn hàng tăng, doanh nghiệp may đẩy mạnh sản xuất
Vượt qua giai đoạn khó khăn, khủng hoảng, sản xuất cầm chừng vào năm 2023, đến nay nhiều doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh đã ký kết được nhiều đơn hàng mới. Trong đó có doanh nghiệp đã đủ đơn hàng sản xuất đến hết năm. Đây là tín hiệu tích cực, tạo đà cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Công ty TNHH may xuất khẩu Vạn Lợi, xã Thăng Long, huyện Nông Cống nhận bàn giao từ Công ty CP may Vạn Lợi vào tháng 4/2023. Ngay sau khi tiếp nhận, Công ty đã chuyển hướng từ thị trường truyền thống là Mỹ, Hàn Quốc sang thị trường Nhật Bản. Mặc dù hiện nay nhiều doanh nghiệp may đang gặp khó do thiếu, thậm chí không có đơn hàng, nhưng đối với công ty những tháng đầu năm 2024 đã xuất khẩu được gần 200 nghìn sản phẩm và đã ký được nhiều đơn hàng đảm bảo cho người lao động có việc làm kéo dài đến hết tháng 8 năm 2024. Việc ký kết được đơn hàng xuất khẩu quần áo năm 2024 là tín hiệu tích cực, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, tạo công ăn việc làm cho 700 lao động với mức thu nhập dao động từ 6 triệu đồng đến 7 triệu đồng/người/tháng. Hiện doanh nghiệp đang mở thêm xưởng mới và dự kiến tuyển dụng thêm 300 lao động. Đây là cơ hội để công ty tăng trưởng trong năm 2024, phấn đấu mục tiêu sản xuất tăng thêm 20% so với năm 2023.

Chị Trịnh Thị Thu, Công ty TNHH may xuất khẩu Vạn Lợi, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Môi trường làm việc ở đây thuận lợi , thoải mái, nên người lao động rất muốn gắn bó với công ty".

Ông Ding xin Sheng, Giám đốc Công ty TNHH may xuất khẩu Vạn Lợi, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
Ông Ding xin Sheng, Giám đốc Công ty TNHH may xuất khẩu Vạn Lợi, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Để đáp ứng được nhu cầu đơn hàng cũng như nhu cầu thực tế của khách hàng, công ty đang tiếp tục đầu tư thêm xưởng mới. Trong năm 2024, công ty mong muốn tuyển dụng thêm nhiều công nhân".
Những ngày này, hơn 300 công nhân của Công ty TNHH Sewing T&T, xã Định Hưng, huyện Yên Định đang tăng tốc sản xuất để kịp cho các đơn hàng xuất khẩu với đối tác tại thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…. Để có được đơn hàng mới, công ty luôn nỗ lực tìm kiếm, kết nối để mở rộng thị trường, tập trung xây dựng tiêu chí về công nghệ. Nhờ đó chất lượng sản phẩm được nâng cao, tiết kiệm thời gian và nhiều chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Tín hiệu đáng mừng là đến thời điểm này, công ty đã ký được các đơn hàng, bảo đảm cho người lao động có việc làm đến hết năm 2024.

Chị Lưu Thị Thúy, Công nhân Công ty TNHH Sewing T&T, xã Định Hưng, huyện Yên Định chia sẻ: "Môi trường làm việc ở đây trong, sạch, thoải mái, quyền lợi của công nhân được công ty quan tâm".

Chị Lê Thị Nhung, Quản lý xưởng may Công ty TNHH Sewing T&T, xã Định Hưng, huyện Yên Định
Chị Lê Thị Nhung, Quản lý xưởng may Công ty TNHH Sewing T&T, xã Định Hưng, huyện Yên Định cho biết: "Công ty sẽ nhập về các loại máy móc hiện đại để nâng hiệu quả, tăng sản lượng, tăng doanh thu cho người lao động".
Hiện nay, huyện Yên Định có 673 doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực, trong đó có gần 10 doanh nghiệp dệt may đã chủ động, linh hoạt tìm giải pháp ứng phó, nỗ lực vượt khó, tiếp tục phát triển về chiều sâu, đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ mới, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, nhân lực chất lượng cao, tìm kiếm khách hàng mới, tăng cường xúc tiến thương mại ở những thị trường mới; đồng thời xây dựng các kế hoạch, chiến lược kinh doanh cụ thể, tận dụng tối đa lợi thế, cơ hội và sự phục hồi kinh tế của nhiều quốc gia. Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã ký kết được các đơn hàng, đảm bảo việc làm cho người lao động với sản lượng đơn hàng tăng từ 20 - 30% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Vũ Duy Lý, Giám đốc Công ty TNHH may xuất khẩu An Khánh, Xã Định Tân, huyện Yên Định cho biết thêm: "Hiện đơn hàng của công ty đã ký đến tháng 8/2024, giờ chỉ cần yên tâm sản xuất, nên rất đáng mừng".
Thanh Hóa hiện có khoảng gần 300 doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực dệt may. Các doanh nghiệp này đang tạo việc làm cho hơn 150.000 lao động. Để hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may, thời gian qua, Sở Công Thương đã đẩy mạnh các chương trình kết nối doanh nghiệp; tăng cường thông tin để các doanh nghiệp nắm bắt các chính sách hỗ trợ của tỉnh về đổi mới công nghệ, chuyển giao thiết bị tiên tiến vào sản xuất; thông tin thị trường quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Đáng chú ý, hiện các doanh nghiệp đều đã ký kết được các đơn hàng đến hết quý 2, thậm chí một số doanh nghiệp đã có đơn hàng đến quý 3/2024. Đây là cơ hội để ngành dệt may Thanh Hoá tăng trưởng trong năm 2024, phấn đấu mục tiêu sản xuất đạt 530 triệu sản phẩm.


Ông Trần Ngọc Phiêu, Phó phòng Tổ chức nhân sự Công ty TNHH Dụng cụ thể thao Sunrise huyện Hoằng Hóa
Ông Trần Ngọc Phiêu, Phó phòng Tổ chức nhân sự Công ty TNHH Dụng cụ thể thao Sunrise huyện Hoằng Hóa cho biết: "Trong điều kiện khó khăn như hiện nay, để giữu được đơn hàng, công ty chú trọng rất nhiều vào chất lượng sản phẩm, tạo sự tin tưởng tuyệt đối đối với khách hàng".
Để ngành dệt may bứt tốc đóng góp vào sự phát triển, tăng trưởng kinh tế, xã hội của tỉnh. Với sự quan tâm, hỗ trợ tích cực từ các cấp, ngành cùng sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, kỳ vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, bảo đảm công ăn việc làm, an sinh xã hội cho người lao động, đẩy lùi những khó khăn, hướng về mục tiêu phát triển theo hướng bền vững.

Ngân sách thặng dư 300 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2025
Bộ Tài chính cho biết lũy kế 3 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt trên 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán; tổng chi ước đạt 428 nghìn tỷ đồng, bằng 16,8% dự toán. Nhờ đó, ngân sách thặng dư gần 300 nghìn tỷ đồng.

Dự báo giá xuất khẩu gạo Việt sớm khởi sắc trở lại
Các chuyên gia nhận định, gạo xuất khẩu của Việt Nam ở phân khúc chất lượng cao và có thương hiệu, nên giá xuất khẩu dự báo sẽ sớm khởi sắc trở lại.

Đánh giá kết quả quý I hoạt động uỷ thác vốn vay tín dụng chính sách ở Mường Lát
Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mường lát vừa tổ chức phiên họp quý I năm 2025, đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2025.

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về cung ứng đá xây dựng
Trước nhu cầu vật liệu xây dựng nói chung, đá vật liệu xây dựng thông thường tăng cao và khan hiếm nguồn cung, sáng ngày 23/4, Hiệp hội Đá Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao nhận thức và năng lực quản trị môi trường cho doanh nghiệp
Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và năng lực triển khai các quy định mới về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực quản trị môi trường cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4 - 1/5
Để ngành bán lẻ tăng trưởng 12% trong năm nay, bên cạnh chính sách giảm 2% thuế VAT, việc đẩy mạnh các chương trình khuyến mại quy mô lớn cũng sẽ góp phần kích cầu người tiêu dùng. Dịp lễ 30/4 - 1/5 được xem là thời gian quan trọng, với hàng loạt chương trình giảm giá hấp dẫn thu hút người tiêu dùng và thúc đẩy sức mua.

Việt Nam chuẩn bị 3 kịch bản tăng trưởng nông nghiệp ứng phó với thuế quan Mỹ
Dưới tác động ngày càng rõ nét của chính sách thuế quan từ Mỹ, Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) đã đưa ra 3 kịch bản dự báo cho ngành nông lâm thủy sản Việt Nam trong năm 2025. Mỗi kịch bản đều gắn liền với những mức thuế cụ thể mà Mỹ có thể áp dụng, từ đó phản ánh tác động tương ứng đến kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng ngành.

32% doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tới
Khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trên quy mô toàn quốc cho thấy, chỉ có 32% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tiếp theo.

Thanh Hoá tập trung tháo gỡ rào cản để kinh tế tư nhân phát triển
Một trong những điểm nghẽn cần tháo gỡ nhất cho khu vực kinh tế tư nhân đó là rào cản về thể chế. Theo các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách rõ ràng, minh bạch đi đôi với cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, xây dựng cơ chế thực thi công bằng và hiệu quả sẽ là những giải pháp quan trọng để tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.

Mở rộng gói tín dụng tiếp sức cho nông lâm thủy sản
100 nghìn tỷ đồng là quy mô gói tín dụng ưu đãi dành cho ngành nông, lâm, thuỷ sản vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố mới đây.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.