Giải phóng mặt bằng tại Khu kinh tế Nghi Sơn chậm
(TTV) - Tại Khu kinh tế Nghi Sơn hiện có 15 dự án sử dụng đầu tư từ ngân sách nhà nước thì cả 15 dự án đều chậm tiến độ do vướng mắc mặt bằng thi công. Các dự án chậm tiến độ không chỉ ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hạ tầng khu Kinh tế Nghi Sơn mà còn có nguy cơ phải chuyển trả về ngân sách trung ương do không thực hiện giải ngân trong năm tài chính.
Tuyến đường Đông Tây 4 có nhiệm vụ kết nối giao thông giữa cảng Nghi Sơn với đường 513 và một số tuyến trong khu kinh tế Nghi Sơn. Được khởi công từ tháng 9/2014 với tổng mức đầu tư hơn 595 tỷ đồng, theo kế hoạch tuyến đường này sẽ hoàn thành vào cuối quý 1 năm 2016. Song dù đã quá thời hạn hoàn thành hơn 2 năm, dự án này vẫn chưa thực hiện xong do vướng mắc giải phóng mặt bằng.
Hiện tại, rất nhiều dự án đang thực hiện tại Khu kinh tế Nghi Sơn bị chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng. Có những dự án dù chỉ còn vướng mặt bằng ở một vài hộ dân, nhưng đã để ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành của cả dự án.
Tại dự án mở rộng, nâng cấp tuyến đường 513 từ cầu Hổ đến nút giao Mai Lâm, dù được bàn giao mặt bằng đến đâu, nhà thầu đã tranh thủ thi công đến đó, song cho đến nay, công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án này vẫn chưa hoàn thành, khiến việc thi công gặp nhiều khó khăn.
Các dự án chưa hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đã kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực như: không thể thực hiện việc thanh quyết toán công trình, gây thiệt hại cho nhà thầu, lãng phí nguồn lực đầu tư và có thể làm mất cơ hội đầu tư các dự án vì theo quy định, hết năm tài chính nếu không kịp giải ngân, nguồn vốn được cấp sẽ phải chuyển trả về ngân sách. Thời gian từ nay đến hết năm tài chính không còn nhiều, do đó yêu cầu đặt ra là những vướng mắc về mặt bằng cần được tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Bên cạnh nguyên nhân vướng mắc giải phóng mặt bằng, ở một số dự án, mặc dù huyện Tĩnh Gia đã cơ bản bàn giao mặt bằng nhưng nhà thầu lại không tập trung thi công. Ví dụ, dự án đường vào Nhà máy xi măng Công Thanh, mặc dù mặt bằng đã được bàn giao cơ bản, tuy nhiên, theo ghi nhận của nhóm phóng viên thời sự, nhà thầu chỉ huy động số ít máy móc, phương tiện thi công . Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các dự án tại Khu kinh tế Nghi Sơn bị chậm tiến độ.
Đình Hà - Xuân Tuấn
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Tăng cường kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dịp Tết Nguyên đán
Trước nhu cầu sử dụng các loại thịt gia súc, gia cầm tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngành Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã tăng cường phối hợp với các đơn vị, địa phương tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm để đảm bảo cung ứng nguồn thực phẩm an toàn trong dịp Tết.
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo về việc chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển.
Xuất cảnh trái phép và những hệ lụy khó lường
Theo thống kê của Công an tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có hơn 2.000 công dân đang cư trú, lao động trái phép tại nước ngoài. Đáng chú ý, thời gian gần đây, tình trạng công dân bị các đối tượng dụ dỗ, đưa sang Campuchia làm việc trong các sòng bài, các cơ sở chuyên hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, kéo theo nhiều hệ lụy khó lường cho cả nạn nhân và gia đình của họ.
Thanh Hóa đang cung cấp 720 dịch vụ công trực tuyến một phần và 982 dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Hiện nay, Thanh Hóa đang cung cấp 720 dịch vụ công trực tuyến một phần và 982 dịch vụ công trực tuyến toàn trình; đã tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia 1.711 dịch vụ công trực tuyến. Việc trao đổi và xử lý văn bản hồ sơ liên thông trên môi trường mạng được duy trì ở cả 3 cấp từ tỉnh đến xã.
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hoa, cây cảnh dịp Tết qua các kênh thương mại điện tử
Nắm bắt được nhu cầu mua sắm hoa, cây cảnh tăng cao trong dịp Tết, các nhà vườn, cửa hàng tại Thanh Hóa đã tận dụng lợi ích của các kênh thương mại điện tử để đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, doanh thu từ mặt hàng này đã tăng đáng kể.
Hoằng Hóa: Gần 770 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm
Xác định liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân là giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh chuyển giao khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Thiệu Hóa phấn đấu gieo cấy 7.950 ha lúa chiêm xuân
Vụ chiêm xuân năm 2025, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu gieo cấy 7.950 ha lúa, với 2 trà lúa xuân chính vụ và trà lúa xuân muộn. Trong đó, trà lúa xuân muộn chiếm tới 90%.
Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025.
Chợ xuân cho em
Với mong muốn tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp học sinh phát huy tính sáng tạo, tinh thần đoàn kết, thêm hiểu biết về ngày Tết cổ truyền của dân tộc, các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức các chương trình với không gian Tết cổ truyền cùng các trò chơi dân gian để học sinh tham dự và trải nghiệm.
Đảm bảo an ninh trật tự khu vực Cửa khẩu cảng Nghi Sơn
Thời điểm cận Tết Nguyên đán, các loại tàu thuyền, phương tiện vận tải lưu thông qua cảng biển Nghi Sơn tăng cao. Vì vậy, Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu Cảng Nghi Sơn đã tăng cường lực lượng, thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm giữ vững an ninh trật tự trên biển và khu vực này, tạo điều kiện để hàng hóa, phương tiện xuất nhập cảnh qua cảng nhanh chóng, thuận tiện và đảm bảo các quy định của pháp luật.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.