Giáo dục lịch sử địa phương tại các trường học
Giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng không chỉ giúp học sinh hiểu hơn về những giá trị tốt đẹp của cha ông để lại mà còn vun đắp tình yêu quê hương, khơi dậy niềm tự hào dân tộc cho các em. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục lịch sử địa phương đối với thế hệ trẻ, thời gian qua, ngành giáo dục Thanh Hóa đã tăng cường công tác giáo dục lịch sử địa phương tại các trường học.
Không khô cứng như những bài học trên lớp, không khó tưởng tượng về một nhân vật lịch sử, một sự kiện hay một thời kỳ đã xa…Những câu chuyện về mẹ Tơm - người đã có công nuôi giấu, che chở nhiều cán bộ của Đảng như: Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt... trong thời kỳ hoạt động bí mật của Đảng những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ XX trở nên thật gần gũi, dễ nhớ và đầy xúc động đối với học sinh trường Tiểu học Đa Lộc tại nhà thờ và lăng mộ mẹ Tơm. Qua chuyến đi thực tế này, các em học sinh đã hiểu hơn về quê hương mình, nơi có mẹ Tơm - bà mẹ Việt Nam kiên trung, bất khuất và các em còn thấy rất tự hào khi được sinh ra và lớn lên ở vùng đất cách mạng này.
Em Nguyễn Việt Khoa, lớp 4A Trường Tiểu học Đa Lộc chia sẻ: "Thông qua các hoạt động truyền thống của quê hương, em rất tự hào khi được sinh ra ở quê hương này, em hứa sẽ trở thành con ngoan trò giỏi, học tốt và trở thành người có ích cho đất nước."
Tại xã Đa Lộc, giáo dục lịch sử địa phương được các trường học quan tâm và có rất nhiều phương pháp để truyền đạt cho các em học sinh được tiếp cận. Không chỉ gói gọn qua các bài học lịch sử, địa lý, ngữ văn….giáo dục truyền thống còn trở nên đầy hấp dẫn thông qua rất nhiều hoạt động ngoại khóa ý nghĩa....
Ông Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Tiểu học Đa Lộc cho biết: "Giáo dục lịch sử địa phương thì chương trình phổ thông đã có. Đồng thời, bằng những hoạt động cụ thể của nhà trường thông qua các hoạt động rung chuông vàng tìm hiểu về quê hương cách mạng cũng như các chuyến đi thăm mộ mẹ Tơm,... thăm gia đình thương binh liệt sĩ...nhà trường muốn các em thấy được truyền thống, thứ hai là học tốt để xứng đáng với quê hương..."
Để các em nắm bắt lịch sử truyền thống một cách trực quan sinh động nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã gắn giáo dục địa phương với các lễ hội truyền thống. Tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc nhân sự kiện lễ hội đền Bà Triệu, các trường học trên địa bàn đã lên kế hoạch, tổ chức cho học sinh đến tham quan, dâng hương tưởng nhớ nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, người đứng đầu cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô xâm lược vào năm 248. Tại đây, những những câu chuyện lịch sử trở nên đầy sinh động và hấp dẫn, dễ nhớ, dễ hiểu, khiến các em học sinh vừa thích thú, vừa ấn tượng và đầy xúc động tự hào về quê hương, đất nước mình.
Em Nguyễn Lan Anh học sinh lớp 8A trường THCS Triệu Lộc nói: "Trên ghế nhà trường em cũng đã học về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Tại đền Bà Triệu được các anh chị hướng dẫn viên kể các câu chuyện về Bà Triệu, em càng thêm tự hào và cảm thấy thích thú. Em sẽ cố gắng học thật tốt để xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp.."
Việc bám sát sự kiện văn hóa - lịch sử để tổ chức chương trình ngoại khóa là một cách giáo dục văn hoá truyền thống cho học sinh. Từ đó, hình thành và phát triển ở học sinh sự hứng thú tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương. Đặc biệt, giáo dục qua lễ hội truyền thống còn giúp học sinh nhớ về nguồn cội, vun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc một cách sinh động, chân thực nhất.
Ông Lê Trọng Sửu, Hiệu trưởng Trường THCS Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Trường THCS Triệu Lộc rất tự hào là trường đóng tại xã Triệu Lộc, nơi có di tích Quốc gia đặc biệt. Trong việc giáo dục truyền thống, nhà trường thông qua giáo dục lịch sử địa phương để các em nắm được lịnh sử truyền thống. Hàng năm vào những ngày lễ, thông qua các hoạt động trải nghiệm đến điểm di tích đền Bà Triệu để thục càng yêu quê hương đất nước phá huy được lòng tự hào dân tộc."
Có thể thấy các trường học đã triển khai rất hiệu quả các hoạt động giáo dục lịch sử truyền thống địa phương cho thế hệ trẻ. Thông qua giáo dục truyền thống, nhà trường đã định hướng lý tưởng cho học sinh để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử và tự hào về những giá trị truyền thống ở quê hương mình.
Trường Đại học Hồng Đức phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024”
Sáng ngày 04/11, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024”.
Trang bị kỹ năng sống cho học sinh
Thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới, cùng với đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, từ đó, giúp học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong học tập và cuộc sống.
Chính thức bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ tháng 12
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học. Thông tư này thay thế Thông tư số 34 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024.
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề trọng điểm
Những năm qua, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và thị trường lao động luôn được tỉnh Thanh Hóa quan tâm. Từ nhu cầu thực tế và để tăng cường kỹ năng nghề cho người lao động, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đào tạo nguồn nhân lực ở các ngành nghề trọng điểm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ cho sinh viên khu vực Bắc Trung Bộ năm 2024
Chiều ngày 2/11, tại trường Đại học Hồng Đức, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia và các đơn vị liên quan tổ chức hội thi tìm hiểu Luật giao thông đường bộ và hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô an toàn cho sinh viên khu vực Bắc Trung Bộ năm 2024.
Nhiều thay đổi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh việc lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông, kết quả Kỳ thi cũng nhằm cung cấp cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh và có nhiều thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp này.
Trường Tiểu học, THCS và THPT Vinschool Star City tổ chức ra quân chuẩn bị tuần lễ kiến tập
Chiều 1/11, Trường Tiểu học, THCS và THPT Vinschool Star City đã tổ chức lễ ra quân chuẩn bị tuần lễ kiến tập cho học sinh lớp 11.
Nỗi niềm các điểm trường lẻ
Do điều kiện địa hình khó khăn nên nhiều năm qua, tại các địa phương miền núi của tỉnh Thanh Hóa nói chung, huyện Lang Chánh nói riêng, đã mở các điểm trường lẻ để giúp con em đồng bào các dân tộc thiểu số được đi học. Mặc dù các điểm trường lẻ cũng được địa phương và ngành giáo dục quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhưng vẫn còn đó những trăn trở của thầy và trò nơi đây.
Đảm bảo tổ chức dạy đủ các môn học trong điều kiện thiếu giáo viên
Học kỳ I của năm học 2024 - 2025 đã trải qua gần 2 tháng, thế nhưng, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá mới chỉ chuẩn bị dạy hoặc vừa tổ chức dạy một số môn học. Nguyên nhân là do thiếu giáo viên, nhất là các giáo viên dạy môn đặc thù. Hiện nay, các địa phương đang nỗ lực điều động, phân phối nhân lực để có thể đảm bảo tổ chức dạy đủ các môn theo đúng chương trình giáo dục.
Bỏ danh hiệu học sinh tiên tiến, đổi mới cách đánh giá
Theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2024-2025, cấp THCS và THPT sẽ không còn danh hiệu học sinh tiên tiến hay các mức học lực: Giỏi; Trung bình; Yếu; Kém.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.