Giật mình nhiều người trầm cảm hé lộ bị xâm hại tình dục khi nhỏ
TS.BS Dương Minh Tâm - Trưởng phòng Phòng điều trị Rối loạn liên quan stress, Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai cho biết, trong thực tế điều trị bệnh nhân stress, rối loạn sang chấn có những bệnh nhân mãi không khỏi. Rồi lý do thực sự được bệnh nhân tiết lộ với bác sĩ, nhiều người trong số họ bị xâm hại tình dục khi nhỏ.
Chủ yếu bị xâm hại tình dục bởi người thân quen
“Có những ca bệnh, điều trị mãi tình trạng bệnh nhân cải thiện chậm, bệnh nhân ra, vào viện liên tục, trở thành “người nhà” của bác sĩ vì rất đỗi thân quen. Khi đã thân với bác sĩ, thủ thỉ tâm sự thì nhiều trường hợp tiết lộ, họ bị ám ảnh vì bị xâm hại tình dục khi nhỏ”, TS Tâm cho biết.

Bệnh nhân điều trị rối loạn cảm xúc tại Viện Sức khỏe tâm thần (BV Bạch Mai).
Theo ông, tại Việt Nam, tỉ lệ bị lạm dụng tình dục khá lớn. Các trường hợp điều trị rối loạn sang chấn liên quan đến việc bị bạo hành, ấu dâm, lạm dụng tình dục khá nhiều. Nhiều trường hợp điều trị lâm sàng, bác sĩ tỉ tê trò chuyện mới giật mình vì họ là những người bị lạm dụng tình dục khi nhỏ. Đáng nói, tỉ lệ bị người thân, người quen biết lạm dụng tình dục là chủ yếu.
Đứa trẻ bị lạm dụng tình dục khi nhỏ bị stress, rối loạn sang chấn nặng nề vì không biết chia sẻ với ai, âm thầm chịu đựng.
Bình thường vậy sao bắt đi khám tâm thần?
TS Tâm cho biết thêm, các rối loạn liên quan đến stress ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân đến muộn, đa phần người bệnh không nhận biết dược mình bị bệnh gì, thêm nữa phần kỳ thị, hiểu lầm về bệnh tâm thần nên nói đến đi khám chuyên khoa tâm thần là giãy nẩy.
Trong khi đó, các rối loạn tình dục, giấc ngủ, ăn uống đều liên quan tâm thần. Nhiều người có các triệu chứng thực thể lo âu, lo lắng, căng thẳng, bồn chồn, bất an, tim đập nhanh, đánh trống ngực, cảm giác nghẹn, trào ngược, rồi đau đầu... nên thường đi khám tim mạch, thần kinh, tiêu hóa. Đến khi dùng thuốc mãi không đỡ, được giới thiệu khám chuyên khoa tâm thần bệnh nhân vẫn hồ nghi.
TS Tâm chia sẻ về trường hợp bệnh nhân nữ 38 tuổi vì đau đầu kinh niên đã 4 - 5 năm nay, đi khám chữa đủ mọi nơi không đỡ.
"Khi đến viện, bệnh nhân tỉnh táo, ăn mặc gọn gàng, giao tiếp tốt và thường đó là điều người ta thắc mắc nhìn vậy sao bắt đi khám tâm thần", TS Tâm nói.
Qua khai thác, nữ bệnh nhân làm nghề kế toán, đã có hai con, quá trình mang thai, sinh đẻ và phát triển tâm thần vận động bình thường. Hai vợ chồng sau cưới tích cóp mua được một căn nhà, với số nợ bằng 1/4 giá trị nhà.
Vốn là người hay lo nghĩ, cầu toàn, chồng lại đi làm xa không hỗ trợ nhiều được chăm con, trả nợ, từ đó chị sinh ra đau đầu. Sau một thời gian biểu hiện hay căng thẳng lo lắng, bệnh nhân có cảm giác đau đầu 2 bên thái dương và lan ra khắp đầu, kèm theo ngủ kém, có đêm chỉ ngủ được 1-2 tiếng.1 năm qua chị đã phải nghỉ việc, không thể đi làm vì đau đầu trầm trọng.
Mỗi khi gặp căng thẳng bệnh nhân thường thấy hồi hộp, vã mồ hôi, nặng tức ở ngực, dạ dày trào ngược. Vì thế, chị đã đi khám đủ chuyên khoa. Số tiền vay mượn đi khám bệnh giờ nhiều hơn cả tiền nợ vay mua nhà.
"Bệnh nhân rất chịu khó uống thuốc, ai mách ở đâu có thầy chữa tốt đều tìm đến. Nhưng căn nguyên gây đau đầu là tình trạng stress vì lo lắng nợ nần, con cái chưa được giải quyết mà còn nợ nhiều hơn khiến bệnh nhân càng nặng nề. Chúng tôi chẩn đoán bệnh nhân bị rối loạn dạng cơ thể, chỉ điều trị một thời gian là khỏi”, TS Tâm chia sẻ.
Các loạn stress nhiều, đa số người bệnh không biết, không được phát hiện và họ tốn nhiều thời gian, tiền đi khám các chuyên khoa khác trước tâm thần. Tuy nhiên, chú ý nhỏ có thể phát hiện mắc bệnh hay không.
"Sau stress ai cũng có cảm xúc căng thẳng nhất định, theo thời giảm dần nhưng nguồi có biểu hiện bệnh ngược lại, diễn biến ngày càng nặng. Hay việc xuất hiện triệu chứng không thể giải thích được về mặt cơ thể, nào là tức ngực, hồi hộp, vã mồ hôi... đi chữa mãi không khỏi. Rồi những triệu chứng thường giao động theo trạng thái tinh thần, hãy nghĩ đến chuyên khoa tâm thần để đi khám sớm", TS Tâm khuyến cáo.
Tại Việt Nam theo khảo sát của Bộ Y tế có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn liên quan tới stress. Mỗi ngày trung bình tại các đơn nguyên của Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 300 bệnh nhân ngoại trú.
Hồng Hải/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học
Mới đây, tại Trường Mầm non Định Tăng, huyện Yên Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Yên Định tổ chức diễn tập “Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể trong trường học”. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng và tính chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống, xử lý ngộ độc thực phẩm cho đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ, giáo viên các nhà trường.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ, góp phần giữ gìn và phát huy nguồn lực cán bộ, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này, ngay khi được tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời triển khai các giải pháp để tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường. Trong số 21 sản phẩm bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ khi triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.