ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giấy phép gỗ hợp pháp-hiện thức hóa con đường vào thị trường EU

Giấy phép chứng minh sự hợp pháp của sản phẩm gỗ mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU.

02/08/2020 14:34

Dự kiến, đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có thể cấp giấy phép chứng minh sự hợp pháp của sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu của Việt Nam – giấy phép FLEGT, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu các mặt hàng nói chung và sản phẩm gỗ của Việt Nam nói riêng. Hiện thực hóa điều này, ngành lâm nghiệp đang khẩn trương cụ thể hóa các quy định của Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản VPA/FLEGT giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

giay phep go hop phap-hien thuc hoa con duong vao thi truong eu hinh 1
Giấy phép chứng minh sự hợp pháp của sản phẩm gỗ mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU.

Triển khai xây dựng dự thảo Nghị định về Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam để sớm cấp giấy phép FLEGT xác minh gỗ và sản phẩm hợp pháp đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang lấy ý kiến rộng rãi các Bộ, ngành liên quan, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu gỗ. Dự kiến trong đầu tháng 8 năm nay sẽ trình Chính phủ xem xét dự thảo Nghị định trước khi ký ban hành.

Ông Tăng Xuân Phương, Phó trưởng phòng Điều tra xử lý vi phạm về lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, một trong những nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định là đánh giá phân loại các doanh nghiệp đủ điều kiện. Theo đó, Dự thảo này chỉ phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, còn doanh nghiệp khai thác, vận chuyển gỗ thực hiện theo hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp…

Đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản là chấp hành các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi đáp ứng đủ các tiêu chí được cấp giấy phép xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu, doanh nghiệp không phải kiểm tra xác minh nguồn gốc gỗ.

"Trước đây kể cả khi xuất khẩu vào thị trường Châu Âu sẽ phải kiểm tra lại hồ sơ và xuất trình nhiều văn bản chứng từ về nguồn gốc gỗ tại cảng nhập khẩu bên Châu Âu, nhưng đến nay tham gia vào hệ thống phân loại này thì chỉ cần Giấy phép không phải kiểm tra, bớt các thủ tục, thời gian, chi phí cho doanh nghiệp", ông Phương nói.

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư Ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, quan ngại lớn nhất hiện nay là việc xác minh, cấp phép cho các doanh nghiệp đủ điều kiện phải được công khai, minh bạch. Đối với các bên liên quan trong chuỗi giá trị lâm sản đó là sự chuẩn bị sẵn sàng của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hỗ, các hộ đến trồng rừng, chế biến gỗ để có năng lực trong việc thực thi Hiệp định đối tác tự nguyện này.

giay phep go hop phap-hien thuc hoa con duong vao thi truong eu hinh 2
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản sang thị trường Liên minh Châu Âu của Việt Nam đạt từ 1 - 1,2 tỷ USD mỗi năm.

Đối tượng bị chi phối nhiều nhất cũng là đối tượng hưởng lợi của nỗ lực đàm phán của 2 bên là hơn 3.000 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ; 340 làng nghề kinh doanh trong lĩnh vực chế biến gỗ này. Ngoài ra còn có khoảng 1,4 triệu hộ nông dân trồng rừng sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định này.

"Các doanh nghiệp lớn chế biến, xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang Liên minh Châu Âu về cơ bản có thể đáp ứng được yêu cầu này. Đây thực chất là việc tổng hợp, hệ thống hóa các việc chúng ta đã làm, đến nay phải đưa vào khuôn khổ để thực thi luật pháp một cách minh bạch, rõ ràng", ông Hoài cho biết thêm.

Đến nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản sang thị trường Liên minh Châu Âu của Việt Nam đạt từ 1 - 1,2 tỷ USD mỗi năm. Đây là thị trường quan trọng và tiềm năng của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam khi các quốc gia trong Liên minh Châu Âu cũng là những đối tác của các quốc gia khác ngoài khối này.

Trong 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đã tăng từ 3,4 tỷUSD vào năm 2010 lên 11,2 tỷ USD năm 2019. Các sản phẩm gỗ và lâm sản của Việt Nam đã có mặt tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp nhận định: dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

"Việt Nam thực hiện Hiệp định này cũng chính là triển khai vận hành thúc đẩy để phát triển chuỗi giá trị lâm sản toàn cầu hợp pháp bền vững và có lơi cho các bên. Đồng thời gắn liền với công cuộc quản lý và kinh doanh lâm sản bền vững và có hiệu quả cao ở Việt Nam, đây cũng chính là nhu cầu thiết thực của Việt Nam. Việt Nam với EU kết hợp với nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi các nước khác cũng có xu hướng công nhận cách thức làm này thời gian tới", ông Điển nhấn mạnh.

Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch toàn cầu Covid 19, nhưng dự báo xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam vẫn đạt được mục tiêu 12 tỷ đô la trong năm nay.

Việc sớm triển khai cấp phép FLEGT bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường từ việc quản lý rừng tốt hơn tại Việt Nam, cơ chế này được kỳ vọng sẽ góp phần tăng uy tín ngành chế biến gỗ Việt Nam tại thị trường Liên minh Châu Âu và các thị trường xuất khẩu khác có nhu cầu cao về gỗ hợp pháp. Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm hàng đầu về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản có thương hiệu trên thị trường thế giới trong 10 năm tới./.

Minh Long/VOV1

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Vụ xuân 2024, Thanh Hóa chuyển đổi hơn 772 ha đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp

Vụ xuân 2024, Thanh Hóa chuyển đổi hơn 772 ha đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp

18:55 , 18/05/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, trong vụ xuân năm 2024, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 772,4 ha đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp.

Thanh Hóa có 60 doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia cung ứng, phân phối nông sản thực phẩm an toàn

Thanh Hóa có 60 doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia cung ứng, phân phối nông sản thực phẩm an toàn

18:55 , 18/05/2024

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, tính đến tháng 5/2024, trên địa bàn tỉnh có 60 doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia cung ứng, phân phối nông sản, thực phẩm an toàn ra các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Doanh nghiệp tập trung khai thác tốt thị trường nội địa

Doanh nghiệp tập trung khai thác tốt thị trường nội địa

08:31 , 18/05/2024

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, sức mua tại nhiều thị trường quốc tế giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp Thanh Hóa đã có sự chuyển đổi linh hoạt, hướng vào khai thác sâu thị trường trong nước để ổn định đầu ra cho sản phẩm. Với dân số gần 100 triệu người, thị trường nội địa vẫn còn rất nhiều tiềm năng và dư địa cho các doanh nghiệp Việt.

Thanh Hóa: Doanh nghiệp ngành gỗ đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu

Thanh Hóa: Doanh nghiệp ngành gỗ đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu

08:13 , 18/05/2024

Hiện nay, Thanh Hóa có hơn 200 cơ sở chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Để các doanh nghiệp ngành gỗ ổn định sản xuất và phát triển thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương đang định hướng cho các doanh nghiệp theo dõi sát diễn biến thị trường để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.

Thanh Hoá đứng thứ 12 toàn quốc về tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Thanh Hoá đứng thứ 12 toàn quốc về tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công

20:25 , 17/05/2024

Đến ngày 9/5/2024, tỉnh Thanh Hoá đã giải ngân gần 3.650 tỷ đồng vốn đầu tư công, bằng 28,4% kế hoạch; đứng thứ 12 về tỷ lệ giải ngân vốn nhanh trong 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm OCOP, phục vụ thị trường du lịch

Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm OCOP, phục vụ thị trường du lịch

18:00 , 17/05/2024

Khởi động cùng mùa du lịch, các đơn vị, chủ thể sản xuất sản phẩm Ocop trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung đẩy mạnh sản xuất hàng hóa để cung ứng cho thị trường. Không chỉ đầu tư nâng cao chất lượng, các chủ thể sản xuất còn quan tâm da dạng hóa mẫu mã sản phẩm theo hướng làm quà tặng cho khách du lịch.

Thanh Hóa năng suất lúa xuân đạt cao hơn so với cùng kỳ

Thanh Hóa năng suất lúa xuân đạt cao hơn so với cùng kỳ

08:57 , 17/05/2024

Thời điểm này, bà con nông dân Thanh Hóa đang bắt đầu thu hoạch lúa vụ chiêm xuân 2023 - 2024. Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ chiêm Xuân năm nay được mùa, sạch sâu bệnh, năng suất ước đạt 67,5 - 68 tạ/ha, tăng hơn so với cùng kỳ.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng

08:00 , 17/05/2024

Theo số liệu từ tổng cục thống kê Việt Nam, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 4/2024 ước đạt gần 44 nghìn tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt trên 142 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ.

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

08:37 , 16/05/2024

Góp ý vào dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động khi không có việc làm.

Tăng cường quản lý hóa đơn điện tử trong mua bán vàng

Tăng cường quản lý hóa đơn điện tử trong mua bán vàng

08:31 , 16/05/2024

Bộ Tài chính vừa có Công điện về tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, kinh doanh trái phép vàng.