Phát triển chăn nuôi theo nhu cầu thị trường
Thanh Hóa được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi. Để chăn nuôi bền vững, những năm gần đây, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương quy hoạch theo nhu cầu thị trường. Nhờ vậy, sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tiêu thụ thuận lợi hơn, hạn chế được tình trạng cung vượt cầu.
Trước đây, gia đình bà Hà Thị Ngọc, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước chăn nuôi gà công nghiệp lông trắng, bán chủ yếu cho các thương lái ngoài chợ, giá rẻ lại khó tiêu thụ. Năm 2018, nhận thấy nhu cầu người tiêu dùng ưa chuộng giống gà mía và lai chọi có chất lượng thịt tốt, trong khi giá lại cao nên gia đình bà đã chuyển sang nuôi giống gà này. Đến nay, gia đình bà đã phát triển được tổng đàn hơn 6000 con mỗi lứa. Sản phẩm được ký hợp đồng với các đơn vị thu mua tại Hà Nội, giá từ 60 - 70 nghìn đồng 1 kg gà hơi, tùy theo thời điểm.
Bà Hà Thị Ngọc, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Mới bắt đầu, gia đình chăn nuôi 300 - 500 con gà và thấy ổn định, phù hợp. Chúng tôi mở rộng chăn nuôi lên 5000 con gà. Sắp tới, gia đình tôi vẫn tiếp tục nuôi 2 giống gà này vì tôi thấy thương lái thích mua, thịt thơm ngon, người dân thích mua".
Những năm gần đây, hầu hết các hộ chăn nuôi trong tỉnh đều tìm hiểu thị trường để phát triển đối tượng con nuôi phù hợp. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi tỉnh cũng luôn nghiên cứu nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh để quy hoạch số lượng, loại con nuôi theo từng năm, giai đoạn. Đồng thời, đấu mối với các doanh nghiệp thực hiện liên kết chuỗi cho các hộ chăn nuôi bền vững. Hiện toàn, tỉnh đã hình thành được 269 chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi an toàn.
Ông Nguyễn Văn Thành, thôn Xuân Yên, xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Gia đình tôi liên kết với công ty CP, nuôi quy mô 1.200 con lợn sinh sản. Công nghệ thực hiện theo quy trình của CP, trừ chi phí, thu nhập 2 tỷ mỗi năm, giải quyết việc làm cho 30 công nhân".
Bà Trần Thị Huế, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để tránh tình trạng cung vượt quá cầu, huyện chúng tôi đã quy hoạch rõ các vùng chăn nuôi, đảm bảo sản lượng trong năm. Đối với từng loại gia súc, gia cầm, quy mô tái đàn phù hợp, tránh tình trạng được mùa mất giá, hoặc khi giá lên cao mà thực phẩm không có. Chúng tôi đã có khuyến cáo và có chương trình tập huấn tại các địa phương để hướng dẫn cụ thể đối với cán bộ, hội viên nông dân".
Hiện Thanh Hoá có 39 khu, cụm trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn và khoảng 700 trang trại chăn nuôi. Tính đến hết năm 2023, tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh thuộc nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước; trong đó có 75% sản lượng tiêu thụ trong tỉnh, 25% cung cấp cho thị trường tỉnh ngoài. Tuy nhiên, trước tình trạng thị trường đầu ra của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào bên ngoài, nên Thanh Hoá tiếp tục quan tâm xây dựng quy hoạch lâu dài, bền vững đối với các loại con nuôi chủ lực. Người chăn nuôi vừa chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường, đồng thời cần tuân thủ theo định hướng lớn của tỉnh, của địa phương để có kế hoạch chăn nuôi phù hợp.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu
Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.
300 tấn gạo Thanh Hoá xuất sang thị trường Singapore
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Cẩm Thuỷ: 60 ngày đêm tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Do một số vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và tình hình thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thi công nên đến hết tháng 10/2024, huyện Cẩm Thuỷ mới giải ngân vốn đầu tư công đạt 62,7%, thấp hơn bình quân chung của cả tỉnh. Vì vậy, chính quyền địa phương đang quyết liệt chỉ đạo đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện chiến dịch 60 ngày đêm tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 955 triệu USD
10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.