ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

GS.TS. Nguyễn Quân: Không thuê "trọn gói" nước ngoài làm điện hạt nhân

GS.TS. Nguyễn Quân cho rằng, Việt N am đừng bao giờ để nước ngoài đấu thầu, thiết kế và thi công "trọn gói" các dự án điện hạt nhân.

21/08/2019 12:42

Chia sẻ tại Diễn đàn Năng lượng Việt Nam sáng nay (21/8), GS.TS. Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, vì nhiều lý do khác nhau nên Việt Nam đã phải tạm dừng Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận. Nhưng ông vẫn thấy lo lắng khi đến thời điểm hiện nay, Việt Nam vẫn chưa tìm ra được công nghệ nào thay thế được công nghệ điện hạt nhân.

Theo GS.TS. Nguyễn Quân phân tích, các nguồn năng lượng truyền thống của Việt Nam đã dần cạn kiệt, hiện đang phải nhập khẩu rất nhiều than và sắp tới còn phải nhập khẩu khí hóa lỏng. Trong khi đó, nguồn nhiệt điện hiện nay cũng còn có rất nhiều vấn đề khi người dân ở nhiều nơi phản đối các dự án nhiệt điện vì cho rằng nhiệt điện than gây ô nhiễm môi trường. Thủy điện cũng hết nguồn cho các dự án có công suất vừa và lớn nên chỉ còn một số dự án thủy điện nhỏ. Nguồn năng lượng tái tạo mặc dù giàu có và đã có nhiều dự án điện mặt trời, điện gió nhưng hiệu quả rất thấp và không ổn định khi phụ tải nền vẫn không thể trông cậy vào nguồn năng lượng này.

S.TS. Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tại  Diễn đàn Năng lượng Việt Nam
S.TS. Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tại Diễn đàn Năng lượng Việt Nam

“Về lâu dài, để đảm bảo an ninh năng lượng Việt Nam phải tính đến một loại hình năng lượng bền vững, nhưng hiện tại vẫn chưa có loại hình nào thay thế được điện hạt nhân. Vì một số lý do trước mắt Việt Nam đã phải dừng việc triển khai dự án điện hạt nhân, nhưng đến lúc nào đó vẫn phải quay trở lại phát triển loại hình năng lượng này”, GS.TS. Nguyễn Quân nhận định.

Lấy ví dụ từ Nhật Bản, GS.TS. Nguyễn Quân cho biết, đây là quốc gia sau thảm họa động đất, sóng thần đã phải hủy bỏ chương trình điện hạt nhân, đóng cửa hơn 50 nhà máy điện hạt nhân nhưng cũng sẽ đến một ngày nào đó họ vẫn sẽ phải phát triển trở lại với công nghệ an toàn hơn, mức độ tự động hóa và hiệu quả cao hơn.

Chính vì thế, GS.TS. Nguyễn Quân cho rằng, Việt Nam vẫn phải chuẩn bị phương án phát triển điện hạt nhân dù hiện tại chưa có cơ sở gì để làm điện hạt nhân một cách an toàn, bền vững. “Hội Tự động hóa Việt Nam rất mong muốn Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ủng hộ cho Bộ KH&Công nghệ trước mắt đưa vào xây dựng nhanh chóng Trung tâm khoa học kỹ thuật hạt nhân với lò phản ứng nghiên cứu do Liên bang Nga giúp đỡ để thay thế cho lò phản ứng tại Đà Lạt (Lâm Đồng)”, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam đề xuất.

Ông Nguyễn Quân cũng bày tỏ mong muốn, Trung tâm khoa học kỹ thuật hạt nhân khi hình thành sẽ không phải chỉ là việc nghiên cứu, đây sẽ là nơi để đào tạo nguồn chuyên gia, cán bộ phục vụ cho ngành hạt nhân của Việt Nam.

Cũng theo GS.TS. Nguyễn Quân, đứng ở góc độ khoa học công nghệ, Việt Nam hiện đang đứng đầu ASEAN về công nghệ hạt nhân. Lò phản ứng hạt nhân đem lại nhiều hiệu quả và lợi ích, nếu sớm hình thành và đưa vào một Trung tâm khoa học hạt nhân mới, với lò nghiên cứu có công suất từ 10 – 15MW sẽ không chỉ đáp ứng cho việc nghiên cứu mà còn là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đến một ngày nào đó, khi Việt Nam làm điện hạt nhân sẽ có sẵn đội ngũ cán bộ, chuyên gia đủ năng lực, trình độ để đáp ứng được nhu cầu.

Lưu ý đối với các dự án điện hạt nhân, GS.TS. Nguyễn Quân nêu rõ, Việt Nam đừng bao giờ để cho nước ngoài đấu thầu, thiết kế và thi công theo phương thức khoán gọn hay “chìa khóa trao tay”.

“Điều này cực kỳ nguy hiểm vì đây không phải là nguy cơ về an ninh năng lượng mà còn ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Nhất là trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, người ta có thể điều khiển một nhà máy điện hạt nhân theo ý muốn từ bất cứ nơi nào và thậm chí từ ở không gian. Việt Nam có thể mời các nhà đầu tư nước ngoài làm điện hạt nhân, nhưng người giám sát và vận hành phải là người Việt Nam”, GS.TS. Nguyễn Quân lưu ý.

Nhấn mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực điện hạt nhân, GS.TS. Nguyễn Quân đề nghị Bộ Công Thương cần khởi động lại việc đào tạo cán bộ, công nhân cho việc vận hành nhà máy điện hạt nhân. Mặc dù trước mắt nguồn nhân lực này chưa có địa chỉ làm việc nhưng vẫn nên có mảng đào tạo các chuyên gia an toàn về điện hạt nhân, bởi nguồn nhân lực này không chỉ phục vụ cho điện hạt nhân mà còn phục vụ cho tất cả các lĩnh vực kinh tế khác của Việt Nam có sử dụng năng lượng hạt nhân.

Theo ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tới hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Trong khi đó, tiềm năng kỹ thuật để tiết kiệm năng lượng trong khu vực công nghiệp ở Việt Nam có thể đạt đến mức từ 20 - 30%, thậm chí có những khu vực lên tới 40%.

Theo Nguyễn Quỳnh/VOV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD

07:50 , 06/05/2024

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 4/2024 xuất khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 520 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm của nước ta đạt 1,8 tỷ USD.

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về hơn 19 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về hơn 19 tỷ USD

07:43 , 06/05/2024

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước ước đạt hơn 19 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

07:40 , 06/05/2024

Trong tờ trình gửi Quốc hội mới đây nhất, Chính phủ đã đề xuất xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế Giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế VAT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024, tính từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Năm 2024 ngành dệt may Thanh Hóa phấn đấu xuất khẩu 360 triệu sản phẩm

Năm 2024 ngành dệt may Thanh Hóa phấn đấu xuất khẩu 360 triệu sản phẩm

10:03 , 05/05/2024

Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất trong ngành dệt may. Quý 1/2024, ngành dệt may Thanh Hoá đã xuất khẩu được hơn 91,3 triệu sản phẩm, tăng 17,8% so với cùng kỳ.

Tiếp tục gia hạn Thông tư 02/2023: Thêm cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi

Tiếp tục gia hạn Thông tư 02/2023: Thêm cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi

09:40 , 05/05/2024

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng trong việc khơi thông dòng chảy tín dụng, mới đây Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

09:37 , 05/05/2024

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm 2024 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng sản phẩm gỗ là nhóm mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 22,9%.

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

09:34 , 05/05/2024

Theo số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, kể từ khi thực thi chính sách từ Nghị quyết số 248/2022/HĐND về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn, ban đã hoàn thiện hồ sơ và thực hiện hỗ trợ kinh phí hơn 17 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ chuyến tàu 2,5 tỷ đồng và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu bằng container 14,6 tỷ đồng.

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

06:35 , 05/05/2024

Hiệp hội Xi măng Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp xi măng, giúp các doanh nghiệp sớm đi qua giai đoạn khó khăn về sản xuất, tiêu thụ.

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

23:04 , 04/05/2024

Hiện nay, Ngành ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp ứng dụng dữ liệu dân cư để làm sạch, chuẩn hóa cũng như thu thập, mở rộng thêm cơ sở dữ liệu khách hàng. Với cơ sở dữ liệu đã được chuẩn hóa, sẽ giúp các ngân hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích, phục vụ nhu cầu cá nhân hóa và đơn giản hóa quy trình, tăng hiệu quả hoạt động.

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

23:04 , 04/05/2024

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.