Hàm Rồng – ký ức bi tráng
Hàm Rồng - địa danh đã đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Đi qua Hàm Rồng có thể nhìn thấy con đê bên bờ Nam, chạy từ đầu cầu xuống đến làng Nam Ngạn. Đây là một đoạn đê xung yếu của dòng sông Mã. Trong những trận chiến khốc liệt, đoạn đê này đã chịu không biết bao nhiêu trận bom đạn của giặc Mỹ dội xuống. Ngày 14/6/1972, trong lúc 2.000 giáo sinh trường Sư phạm 7+3, y sinh trường Y và giáo viên của thị xã Thanh Hóa đang đắp đê, máy bay Mỹ đã trút bom xuống đoạn đê này làm 64 thầy cô giáo và học sinh của 2 trường hy sinh và gần 200 người bị thương. Sự hy sinh của các anh, các chị ở tuổi đôi mươi đã góp phần bảo vệ cầu Hàm Rồng, đê sông Mã làm nên chiến thắng Hàm Rồng oanh liệt.
Nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam, đế quốc Mỹ coi cầu Hàm Rồng là một điểm tắc lý tưởng trên tuyến đường vận tải từ Bắc vào Nam. Hàng vạn tấn bom đã trút xuống mảnh đất này, nhiều hơn bất kì địa danh nào trên dải đất hình chữ S, nhưng không thể khuất phục ý chí của quân và dân Hàm Rồng, Nam Ngạn anh hùng.

Đêm ngày 21/4/1972, một lần nữa đê Nam Ngạn lại tiếp tục hứng chịu tội ác tàn độc của giặc Mỹ bằng loạt bom dội xuống. Con đê bị sụt lở, để bảo đảm giao thông và phòng chống lũ lụt, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã huy động lực lượng bồi đắp đê. Sau hơn 50 năm, trong ký ức của những người còn sống sau vụ tàn sát đẫm máu của giặc Mỹ ở đê sông Mã, Nam Ngạn buổi sáng ngày 14/6/1972 vẫn còn nguyên vẹn. Nhắc lại sự kiện này, ông Hồ Văn Bình, lúc đó là giáo viên trường cấp III Lam Sơn, người trực tiếp tham gia đắp đê ở Nam Ngạn, trong cơ thể ông vẫn còn mảnh bom găm vào xương sống, teo cơ đùi phải, mất 45% sức lao động, ông Bình nhớ lại: "Khi ấy máy bay đến bất thình lình, không ai biết trước được. Lúc tan máy bay bỏ bom xong thì tôi kiểm tra thấy mình bị thương, lúc ấy mới gọi".

Hai vợ chông ông Lê Duy Bé và bà Dương Thị Hòa chia sẻ ký ức ngày 14/6/1972 trên công trường đê sông Mã.
Hai vợ chông ông Lê Duy Bé và bà Dương Thị Hòa ở phường Hàm Rồng là những nhân chứng có mặt trong buổi đắp đê định mệnh hôm ấy. Ngày đó, ông bà còn chưa thành vợ thành chồng. Ông là cán bộ công an, người trực tiếp hướng dẫn, bảo vệ xe qua cầu phà Hàm Rồng, còn bà là giáo viên trường cấp 2 Hàm Rồng. Bà Hòa vì đổi vị trí đắp đê cho thầy hiệu trường của mình mà may mắn thoát chết, còn người thầy đã hy sinh. Ông Lê Duy Bé, nhân chứng đầu tiên có mặt để tham gia cứu thương cho biết: "Lúc ra hiện trường, trên bầu trời vẫn có máy bay lượn, chúng đánh 3 lượt. Lúc ấy có tiếng người la, khóc, mọi người chạy về phía Nam Ngạn, cầu Hàm Rồng. Chúng tôi ra bờ đê nhìn xuống chỗ công nhân làm thì đúng là tang thương. Chỗ cánh đồng, khu công nhân làm là bùn đất lẫn lộn lộn, người nằm la liệt".
Biết bao người khi trở về quê hương, mang trong mình những vết thương và bệnh tật suốt đời. Ở nơi hậu phương, đã có biết bao người cha, người mẹ khóc cạn nước mắt vì những người con ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Hơn 50 năm qua, mẹ An Thị Mơ, ở tuổi đại thọ, đôi mắt mẹ đã mờ, chân đã chậm, có chuyện nhớ, chuyện quên, nhưng câu chuyện về con gái mẹ, liệt sỹ Nguyễn Thị Tú Lệ, lúc đó đang là giáo viên trường cấp 1 - Hoàng Hoa Thám, hy sinh khi tham gia đắp đê sông Mã thì mãi không phai trong ký ức đau đớn của Mẹ. Mẹ An Thị Mơ – Mẹ liệt sỹ Nguyễn Thị Tú Lệ nhớ lại: "Sau khi hy sinh, người ta đưa xuống bãi nhàng rồi, lúc ấy mặt mũi lấm lem, nhìn không rõ được, chỉ có nhớ được cái răng với cái môi. Phải nhờ người ta mở ra, lau đi rồi mới thấy rõ mặt".

Mẹ An Thị Mơ xúc động khi nhớ về khoảnh khắc con hy sinh trên công trường đê sông Mã.
Theo các tài liệu thống kê, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nhân dân Thanh Hóa phải hứng chịu hơn 20.000 tấn bom đạn, có hơn 43.000 liệt sĩ, 19.000 thương binh, hơn 20.000 nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam và hơn 20.000 người dân vô tội bị sát hại và bị thương. Chưa kể rất nhiều liệt sĩ ở các địa phương khác cũng chiến đấu và hi sinh trên đất Thanh Hóa, cùng hàng loạt cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, đường sá, cầu cống, nhà cửa bị tàn phá nặng nề.
Hơn 50 năm đã trôi qua, chiến tranh đã lùi vào quá khứ. Mảnh đất Nam Ngạn, Hàm Rồng năm xưa giờ đã thành nơi chứa đựng những huyền thoại cao cả, linh thiêng. Khắc ghi công lao, tri ân sự hy sinh anh dũng của các dân công, giáo viên, học sinh đã hy sinh ngày 14/6/1972 trên công trường đắp đê sông Mã. Năm 2011, tỉnh và thành phố Thanh Hóa đầu tư xây dựng bia tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã - những người con ưu tú của quê hương, đây cũng là dấu tích tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ.

Tưởng niệm, tri ân 64 giáo viên, học sinh đã hy sinh và những người vượt qua mưa bom bão đạn để làm nhiệm vụ đắp đê, giữ đê sông Mã năm 1972, bảo vệ cầu Hàm Rồng, bảo đảm cho giao thông thông suốt chi viện cho chiến trường miền Nam lúc bấy giờ, UBND tỉnh Thanh Hoá đã phê duyệt điều chỉnh dự án Công viên tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh ngày 14/6/1972 tại đê Sông Mã, phường Nam Ngạn. Theo đó, tổng mức đầu tư điều chỉnh là hơn 125 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách tỉnh là hơn 60 tỷ đồng, vốn ngân sách thành phố là gần 65 tỷ đồng.
Dự án có quy mô đầu tư trên diện tích khoảng 2,05 ha, gồm 2 khu vực chính. Khu vực trong đê là Nhà lưu niệm giáo viên và học sinh; nhà quản lý; khu tưởng niệm nữ sinh, khu tái hiện lịch sử; khu trồng cây lưu niệm. Khu vực ngoài đê là khu tượng đài nữ sinh; bến thuyền lịch sử; miếu thờ, bia ghi dấu địa điểm lịch sử; khu tái hiện không gian làng Nam Ngạn truyền thống... Nơi đây sẽ trở thành địa chỉ đỏ về giáo dục truyền thống cách mạng, cùng với cảnh quan sông Mã, núi Hàm Rồng, công trình sẽ là điểm du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng, nơi chứa đựng bao huyền thoại thiêng liêng và cao cả, thu hút du khách khi đến thành phố Thanh Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Hơn nửa thế kỷ qua, không hẹn mà gặp, người dân xứ Thanh lấy ngày 4/5 âm lịch, ngay trước Tết Đoan Ngọ làm ngày giỗ của những giáo sinh hy sinh trong trận thảm sát Nam Ngạn ngày ấy. Những chiến công, hy sinh của các anh, các chị sẽ mãi vẹn nguyện trong kí ức của những người ở lại, nhắc nhở về một thời hào hùng trong quá khứ, để những thế hệ hôm nay viết tiếp lên những trang sử hào hùng của thành phố Thanh Hóa trên con đường đổi mới và phát triển.

Chàng trai Lê Minh Cương và hành trình xây dựng Tương ớt sạch Spico
Trong thời đại hiện nay, khi tinh thần khởi nghiệp đang lan tỏa trong giới trẻ, nhiều thanh niên đã dám nghĩ dám làm, vươn lên từ hai bàn tay trắng để gây dựng sự nghiệp. Trong số đó, Lê Minh Cương - chàng thanh niên sinh năm 1992, ở phường Đông Cương, thành phố Thanh Hóa là một tấm gương điển hình với hành trình khởi nghiệp đầy thử thách nhưng cũng tràn đầy khát vọng để xây dựng nên thương hiệu Tương ớt sạch Spico.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại các cơ quan nhà nước
Thực hiện chủ trương xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, thời gian qua, thành phố Thanh Hóa đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, UBND các phường, xã tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số và đạt được nhiểu kết quả quan trọng trong quá trình thực hiện và giải quyết công việc chuyên môn tại đơn vị.

Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 02/04/2025
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.

Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 26/03/2025
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.

Đông Yên xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao
Sau khi đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2016, xã Đông Yên, thành phố Thanh Hóa tiếp tục nâng cấp các tiêu chí làm bước đệm để thực hiện xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu. Với sự quyết tâm cao của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự đồng thuận của Nhân dân, xã Đông Yên đã khoác lên mình diện mạo mới, cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp và chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây không ngừng được cải thiện.

Hiệu quả từ Camera với an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm và xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", những năm qua, thành phố Thanh Hóa đã có nhiều cách làm sáng tạo, trong đó có mô hình "Camera với an ninh - trật tự" được xem là "tai mắt", "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Công an trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm.

Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 19/03/2025
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.

Đảng bộ xã Đông Quang, dấu ấn một nhiệm kỳ trên chặng đường đổi mới
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ xã Đông Quang đã phát huy truyền thống đoàn kết, từng bước vượt qua những khó khăn thách thức, tranh thủ mọi nguồn lực, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIX đề ra, góp phần làm thay đổi sâu sắc, toàn diện bộ mặt quê hương Đông Quang.

Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng tiến tới kỷ niệm ngày Hàm Rồng chiến thắng
Tiến tới kỷ niệm 60 năm ngày Hàm Rồng chiến thắng 3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025, thời gian qua, thành phố Thanh Hóa đã tập trung chỉnh trang, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn phường Hàm Rồng và vùng lân cận nhằm mang lại một diện mạo mới cho một địa danh lịch sử mang tên "Hàm Rồng anh hùng".

Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 12/03/2025
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.