Hàng nghìn bệnh nhân tin tưởng tán sỏi không cần mổ tại Bệnh viện Thu Cúc
Sở hữu những công nghệ tán sỏi mới nhất hiện nay, bác sĩ nổi tiếng về ngoại tiết niệu trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, phong cách phục vụ chuyên nghiệp chu đáo, luôn coi bệnh nhân như người nhà,… Đó chính là những lý do khiến hàng nghìn bệnh nhân tin tưởng tán sỏi tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Tán sỏi không cần mổ: sạch sỏi, không đau
Tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi ngược dòng bằng laser là những công nghệ tán sỏi không cần mổ, hiệu quả nhất hiện nay. Trong đó, tán sỏi ngoài cơ thể có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu khác như: không can thiệp xâm nhập, ít sang chấn, không đau, giảm thiểu tối đa biến chứng, người bệnh không phải nằm viện, tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị. Đây là phương pháp sử dụng sóng xung kích hội tụ tập trung vào viên sỏi để phá vỡ sỏi. Khi được tán sỏi, bệnh nhân không hề bị bất kỳ một can thiệp nào khác vào cơ thể. Trong khoảng thời gian 7-15 ngày, các mảnh sỏi vụn sẽ tự thoát ra qua niệu quản, xuống bàng quang và theo đường tiểu ra ngoài. Nguyên lý chính là dùng sóng chấn động từ ngoài cơ thể tập trung vào một tiêu điểm với một áp lực cao làm vỡ hoặc làm vụn sỏi thành bụi nhỏ, sau đó bài tiết ra ngoài. Nếu chức năng thận còn tốt và kích thước sỏi khoảng dưới 2cm, thì có thể tán sỏi ngoài cơ thể, đây cũng được xem là phương pháp hàng đầu trong điều trị sỏi tiết niệu do tính ưu việt, an toàn.
Anh Nguyễn Văn Mạnh (35 tuổi, trưởng phòng kinh doanh, Hà Nội) chia sẻ: “Trong đợt khám sức khỏe định kỳ của công ty mình phát hiện có sỏi ở thận trái 18mm, trước đó không thấy đau đớn gì. Đến bệnh viện Thu Cúc được bác sĩ tư vấn nên tán sỏi ngoài cơ thể, đây là phương pháp mới, không đau… mình không chần chừ, quyết định ngay. Mình thấy nhiều người sỏi nhỏ thường lưỡng lự uống thuốc cầm chừng. Nhưng bác sĩ cũng tư vấn uống thuốc không thể sạch sỏi hoàn toàn được và uống thuốc kéo dài cũng gây áp lực lên gan thận, không tốt cho sức khỏe”

Không giống trường hợp của anh Mạnh, chị Phương Thùy (42 tuổi, Vĩnh Phúc) lưỡng lự 2 năm mới quyết định tán sỏi chỉ vì lý do này: “Cả 2 bên thận của chị đều có sỏi, nhưng sỏi của chị chưa đến 20mm, uống hết loại lá cây này đến loại thuốc nam khác, nhưng chẳng ăn thua, mỗi lần đi siêu âm thì kích thước sỏi không giảm đi. Nhưng chị sợ đau lắm, cứ nghĩ đến tán sỏi là lại hốt rồi. Do uống nhiều thuốc nam không rõ nguồn gốc mà men gan tăng, chính vì thế chị mới quyết định tán sỏi. Bác sĩ Huyên trưởng khoa ngoại Bệnh viện Thu Cúc là người trực tiếp tán sỏi ngoài cơ thể cho chị. Thực sự quá bất ngờ, nếu biết sớm không đau và không phải nằm viện thế này thì chị đã đi tán sỏi từ lâu rồi” – Chị Thùy cười tươi nói.
Đôi bàn tay vàng “khắc tinh” của sỏi tiết niệu được hàng nghìn bệnh nhân tin tưởng
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Huy Huyên – Phó chủ tịch Hội thận tiết niệu miền Bắc, nguyên trưởng khoa Phẫu thuật tiết niệu bệnh viện Xanh pôn, hiện giữ chức vụ trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã tán sỏi thành công cho hàng nghìn bệnh nhân. Bên cạnh việc không ngừng tìm tòi, cập nhật những phương pháp mới nhất nhằm điều trị hiệu quả sỏi tiết niệu, mang lại niềm vui cho bệnh nhân bác sĩ còn luôn thông cảm, chia sẻ với hoàn cảnh của người bệnh. Bác sĩ Huyên không chỉ được rất nhiều bệnh nhân yêu quý, đặt niềm tin mà các đồng nghiệp cũng luôn luôn học hỏi đức tính khiêm nhường và kính nể chuyên môn sâu rộng. Nói về chuyên khoa ngoại tiết niệu, bác sĩ Huyên chính là người có đôi bàn tay “vàng” khắc tinh trị các loại sỏi.

Với những bệnh nhân có sỏi tiết niệu, bác sĩ Huyên khuyến cáo: “Hiện nay y tế phát triển nên có rất nhiều phương pháp tán sỏi hiện đại, hạn chế tối đa xâm lấn, ít đau. Trong hơn 30 năm làm nghề tôi đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhân vì sợ, uống thuốc kéo dài mà để sỏi to lên, gặp nhiều biến chứng. Trên thế giới nhờ chủ động tán sỏi từ khi kích thước còn nhỏ sử dụng công nghệ cao không phẫu thuật, nên số trường hợp biến chứng chỉ còn từ 5-10%. Trong khi đó ở Việt Nam, con số này lên tới 50-70% phải mổ mở gây thương tổn lớn tới cơ thể và tốn kém nhiều khi điều trị. Hiện tại bệnh viện Thu Cúc có đầu tư máy móc, công nghệ cao và áp dụng tất cả phương pháp tán sỏi mới nhất có thể xử trí tất cả các loại sỏi từ nhỏ đến to mà không cần phẫu thuật. Bệnh nhân có thể yên tâm điều trị.”
Theo Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.