Hậu Lộc đẩy mạnh chuyển đổi số từ cơ sở
Với phương châm lấy người dân làm trung tâm trong chuyển đổi số, thời gian qua, huyện Hậu Lộc đã thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số từ cơ sở, đưa các ứng dụng số đến gần hơn với người dân.
Xã Tuy Lộc, huyện Hậu Lộc là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi số trên 3 trụ cột, gồm: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Đối với lĩnh vực chính quyền số, xã đã đầu tư đồng bộ hệ thống tiếp nhận và trả kết quả cho công dân tại bộ phận một cửa UBND. Theo đó, toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, cũng như việc giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai chính phủ điện tử trên địa bàn xã. Tại bộ phận một cửa xã, các thủ tục hành chính đều được cập nhật, niêm yết công khai, minh bạch. Người dân, doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch, tùy theo từng loại hồ sơ, sẽ được cán bộ công chức hướng dẫn cụ thể về quy trình, các bước triển khai, để có thể dễ dàng thực hiện cả bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Để thuận lợi cho quá trình giao dịch của công dân, xã đã huy động mọi nguồn lực đầu tư nâng cấp hệ thống máy tính, đường truyền Internet, ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý văn bản, hồ sơ công việc. Đến nay, 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND xã được tiếp nhận trên hệ thống thông tin một cửa điện tử, trong đó, hồ sơ trực tuyến một phần và hồ sơ trực tuyến toàn trình đều đạt tỷ lệ 100%; 100% cán bộ chủ chốt địa phương đã có chữ ký số.
Ông Trương Quốc Huy, Chủ tịch UBND xã Tuy Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi tập trung đầu tư vào phương tiện và nguồn lực để thực hiện mục tiêu về chuyển đổi số. Đối với hệ thống chính quyền số, chúng tôi đầu tư các hệ thống máy móc cũng như các hệ thống đường truyền áp dụng tại bộ phận hành chính một cửa cấp xã, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Nhân dân trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính. Ngoài ra, đối với đội ngũ cán bộ xã, chúng tôi thường xuyên tổ chức tham gia các lớp tập huấn, cập nhập kiến thức cấp huyện, của Sở thông tin cũng như UBND tỉnh".
Bên cạnh xây dựng chính quyền số, chính quyền cơ sở cũng tập trung thực hiện tiêu chí xã hội số với các lĩnh vực Y tế, Giáo dục và An ninh trật tự. Xã đã đầu tư trên 1 tỷ đồng từ ngân sách lắp đặt 64 mắt camere ở 21 khu dân cư. Việc triển khai hệ thống camera giám sát an ninh trật tự trên địa bàn toàn xã đã kịp thời phát hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật và tai nạn giao thông trên địa bàn. Tại các trường học tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin thông qua việc đầu tư xây dựng phòng học thông minh; sử dụng phần mềm Vnedu để quản lý học sinh, sổ điểm điện tử, thời khóa biểu, sổ liên lạc điện tử giúp hỗ trợ giáo viên, phụ huynh học sinh cập nhật thông tin, tương tác giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Thượng tá Bùi Đức Hưng, Phó trưởng công an xã Tuy Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Xã đã được lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh, từ đó, tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội đã được giảm thiểu và người dân rất ủng hộ đề án này".
Cô giáo Hoàng Thị Huyền, Phó hiệu trưởng trường THCS Tuy Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Thực hiện chuyển đổi số của địa phương, việc áp dụng vào công tác quản lý của nhà trường rất thuận lợi, giáo viên sẽ thực hiện giáo án điện tử, không phải in ấn nhiều, máy tính kết nối được với tivi các phòng học nên việc tương tác và học tập của học sinh rất hiệu quả. Trong quản lý tài chính, phụ huynh đóng học phí rất dễ dàng và quán lý được việc thu chi trong nhà trường".
Cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền cơ sở, người dân cũng đã từng bước sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy hiệu quả những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Tại thôn Hoa Trung, xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, hệ thống mạng Wifi kết nối Internet tại nhà văn hóa thôn sau một thời gian triển khai lắp đặt, sử dụng đã mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực. Chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh, đội ngũ cán bộ trong thôn đã có thể theo dõi quan sát theo dõi được hệ thống 18 camera giám sát an ninh trong thôn được kết nối về hệ thống camera an ninh của xã. Ngoài ra, hệ thống zalo kết nối các tổ chức đoàn thể và người dân trong xã đã kịp thời thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, tin tức hoạt động tại địa phương.... Đây là những kết quả nổi bật sau 1 năm triển khai xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu và mô hình thôn thông minh của thôn Hoa Trung, xã Hoa Lộc.
Bà Hoàng Thị Chinh, Bí thư thôn Hoa Trung, xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết: "Hệ thống an ninh camera và tuyên truyền bằng zalo, mọi người thấy rất thuận lợi, nắm bắt nhanh được thông tin".
Với những kết quả tích cực trong công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc chỉ đạo và điều hành từ cơ sở là điều kiện để huyện Hậu Lộc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính từ xã đến huyện. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có 100% đơn vị hành chính áp dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc TDoffice, hệ thống thông tin một cửa điện tử, thư điện tử công vụ; 100% cán bộ, công chức khối chính quyền được cấp chữ ký số cá nhân chuyên dùng; 23/23 đơn vị cấp xã thực hiện trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử đạt tỷ lệ 100% theo quy định.
Ông Trương Văn Thuấn, Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban dân vận, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Công dân được tiếp cận với mô hình một cửa nhanh chóng, kịp thời, tin tưởng hơn, tránh khỏi tiêu cực và những thủ tục rườm rà".
Từ những giải pháp đồng bộ, hiệu quả trong đẩy mạnh chuyển đổi số từ cơ sở của huyện Hậu Lộc đã và đang góp phần tạo chuyển biến sâu sắc về tư tưởng, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, là động lực để cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thi đua hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.