ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hậu Lộc phát triển kinh tế biển

Với đường bờ biển dài hơn 12km và 2 cửa lạch lớn là Lạch Trường, Lạch Sung, huyện Hậu Lộc là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Thực hiện các chương trình trọng tâm, khâu đột phá theo nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 27, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Hậu Lộc xác định: kinh tế biển vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn cần ưu tiên đầu tư, trong đó tập trung vào 2 lĩnh vực chính là nuôi trồng và khai thác, chế biến hải sản.

Minh Thúy - Xuân Quang

26/07/2023 15:40

Trong số 6 xã ven biển của huyện Hậu Lộc, Ngư Lộc là xã có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề khai thác và chế biến hải sản. Thực hiện các Nghị quyết của tỉnh Thanh Hóa và Đảng bộ huyện, xã Ngư Lộc đã có nhiều chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá, tổ hợp chế biến hải sản phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho các hộ dân từ nghề biển, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Đến nay, xã đã xây dựng được 2 sản phẩm OCOP 3 sao đó là tôm nõn sấy khô và cá thu nướng, trong đó phát triển mạnh nhất là sản phẩm cá thu nướng. Chị Nguyễn Thị Thủy, chủ cơ sở chế biến hải sản Quân Thủy, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết: các sản phẩm của gia đình được làm từ cá tươi,chế biến sạch sẽ. Gia đình cũng đã xây dựng thương hiệu OCOP và đưa sản phẩm vào siêu thị và nhà hàng lớn.

Hậu Lộc phát triển kinh tế biển - Ảnh 2.

Xã Ngư Lộc hiện có 277 phương tiện với tổng số lao động nghề cá. Tổng sản lượng đánh bắt hải sản 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt gần 9000 tấn, bằng 59,1% kế hoạch, tăng 132% so với cùng kỳ. Những năm qua, xã Ngư Lộc đã tuyên truyền cho chủ tàu và người lao động tích cực tham gia công tác phòng tránh thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khai thác trong mùa mưa bão và có chính sách hỗ trợ phát triển nghề cá để ngư dân yên tâm bám biển. Ông Nguyễn Văn Quang, Phó chủ tịch UBND xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết: xã đã tuyên truyền cho chủ phương tiện mua sắm trang thiết bị, đảm bảo cho khai thác vươn khơi hiệu quả. Với tinh thần bám biển, các chủ phương tiện đã nâng cấp, mua sắm phương tiện phát triển kinh tế biển.

Hậu Lộc phát triển kinh tế biển - Ảnh 3.

Cùng với đầu tư khai thác và chế biến thủy hải sản, huyện Hậu Lộc cũng có nhiều chính sách chuyển đổi những diện tích đất nông nghiệp hoặc đất làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, mang lại giá trị kinh tế cao. Đón đầu những chính sách phát triển kinh tế biển của huyện, Đảng bộ xã Hòa Lộc đã chủ trương chuyển đổi diện tích sản xuất muối sang phát triển thủy sản.

Năm 2020, gia đình anh Lê Văn Trường ở thôn 2, Tam Hòa, xã Hòa Lộc đã chuyển đổi 2,2 ha đồng muối kém hiệu quả sang đầu tư khu nuôi tôm đồng bộ, hiện đại với tổng số vốn lên tới 17 tỷ đồng. Toàn bộ diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP trong nhà bạt. Năng suất tôm thương phẩm bình quân đạt khoảng 10 tấn/1 ha. Gia đình anh Lê Văn Trường là một trong nhiều hộ nông dân tại xã Hòa Lộc đã và đang vươn lên làm giàu, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Hậu Lộc phát triển kinh tế biển - Ảnh 4.

Kinh nghiệm qua nhiều năm nuôi tôm của anh cho thấy, để vụ nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao thì phải chuẩn bị thật tốt các khâu cải tạo ao đầm, chọn giống, thả nuôi và phòng trừ dịch bệnh. Đặc biệt là phải xử lý môi trường ao nuôi đúng quy trình, vì sau mỗi vụ nuôi lượng thức ăn dư thừa, chất thải và mầm bệnh lắng đọng, tích tụ dưới đáy ao sẽ làm ô nhiễm môi trường, gây bệnh cho tôm. Hiện gia đình anh Trường đang chuẩn bị thu hoạch vụ tôm mới.

Hiện nay, xã Hòa Lộc đã có hơn 33ha nuôi thủy sản áp dụng công nghệ cao, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trong nhà lưới, nhà bạt. Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã, nhiều chủ đồng đã nuôi xen canh hoặc luân canh đa thời vụ các đối tượng như­ tôm sú, tôm rảo, cua, cá, cho hiệu quả kinh tế cao. 6 tháng đầu năm, sản lượng nuôi trồng của xã đạt hơn 200 tấn tôm thẻ chân trắng. Ông Nguyễn Văn Huân, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết thêm: xã đã đồng hành cùng người dân, tạo hành lang đảm bảo pháp lý cho người dân khi thực hiện chuyển đổi, bám sát chính sách nhà nước hỗ trợ ngư dân phát triển kinh tế.

Hậu Lộc phát triển kinh tế biển - Ảnh 5.

Với những cách làm sáng tạo, đúng đắn, trong những năm qua, đời sống kinh tế - xã hội các xã ven biển huyện Hậu Lộc đã có nhiều đổi mới. Hiện nay, cả 2 lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy hải sản đang được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung chỉ đạo quyết liệt và đạt nhiều kết quả. Trong nửa nhiệm kỳ qua, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của huyện đạt khoảng 48.000 tấn, bằng 93,2% kế hoạch; giá trị sản xuất toàn ngành đạt 1.500 tỷ đồng. Ngành thủy sản đã phát triển theo hướng duy trì cường độ khai thác và tăng sản lượng. Các xã đã tập trung phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các mô hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả. Huyện cũng phát huy thế mạnh của vùng bãi triều để nuôi ngao, mang lại thu nhập cao cho người dân, triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.

Hậu Lộc phát triển kinh tế biển - Ảnh 6.

Hậu Lộc hiện có khoảng 650 ha bãi triều nuôi ngao, tập trung tại các xã Đa Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc. Sản lượng hằng năm đạt 10.000 tấn, tạo việc làm cho khoảng 600 lao động. Với mục đích phát triển bền vững nghề nuôi ngao, UBND huyện Hậu Lộc đã thành lập Hội sản xuất và kinh doanh ngao nhằm giúp đỡ các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngao, đại diện bảo vệ lợi ích hợp pháp cho hội viên, liên kết các hội viên để cùng nhau phát triển. Vùng nuôi ngao của huyện đang thực hiện các khâu kiểm soát để đủ điều kiện nằm trong chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ tại thị trường khối EU, giá trị cao hơn từ 3 - 4 lần hiện nay. Nhờ được nhà nước hỗ trợ và nắm được kỹ thuật, nên chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ngao của người dân huyện Hậu Lộc đã được tăng lên rõ rệt.

Trong chủ trương phát triển kinh tế biển, huyện Hậu Lộc cũng chú ý bảo vệ môi trường bền vững, trồng rừng ven biển và phát triển các mô hình sinh kế dựa vào diện tích rừng ven biển hiện có. Đây cũng là giải pháp mang tính tổng hợp, hỗ trợ người dân địa phương phát triển thêm các loại hình dịch vụ - du lịch nhằm phát triển kinh tế, ổn định đời sống, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vùng biển.

Hậu Lộc phát triển kinh tế biển - Ảnh 7.

Với sự quan tâm của trung ương và của tỉnh, hiện nay cơ sở hạ tầng vùng biển Hậu Lộc đã và đang tiếp tục được đầu tư, dịch vụ hậu cần có bước phát triển, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình kè biển, đường giao thông, đường công vụ, cảng cá, công trình đê, cống phục vụ nuôi trồng thủy  sản, chợ đầu mối thủy sản. Từ đó tạo bước phát triển mới để kinh tế biển đóng vai trò mũi nhọn trong nền kinh tế - xã hội của huyện Hậu Lộc. 

Nguồn: Chuyên mục Đưa nghị quyết vào cuộc sống ngày 18.7.2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Xuất khẩu rau quả tiến gần tới mốc 7 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả tiến gần tới mốc 7 tỷ USD

06:35 , 25/07/2024

Năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam có thể đạt 7 tỷ USD, mức cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.

Thanh Hóa có gần 400.000 ha rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng

Thanh Hóa có gần 400.000 ha rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng

23:35 , 24/07/2024

Tính đến tháng 7 năm 2024, tỉnh Thanh Hóa có hơn 648.300 ha rừng. Trong đó, có gần 400.000 ha rừng tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Thanh Hóa phát triển được 201 ha nhà màng, nhà lưới

Thanh Hóa phát triển được 201 ha nhà màng, nhà lưới

23:33 , 24/07/2024

Những năm gần đây, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã áp dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới vào sản xuất nông nghiệp. Qua đó, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hơn 800 sản phẩm được các cấp hội Liên hiệp phụ nữ hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, kinh doanh

Hơn 800 sản phẩm được các cấp hội Liên hiệp phụ nữ hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, kinh doanh

23:31 , 24/07/2024

Thực hiện chủ đề năm 2024 "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hội", từ đầu năm đến nay, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ hội viên, phụ nữ tham gia phát triển kinh tế số, xã hội số.

Đông Sơn: Huy động gần 328 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Đông Sơn: Huy động gần 328 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

23:29 , 24/07/2024

6 tháng đầu năm 2024, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã huy động được gần 328 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Nhiều diện tích lúa ở huyện Nga Sơn bị ngập và hư hỏng

Nhiều diện tích lúa ở huyện Nga Sơn bị ngập và hư hỏng

21:49 , 24/07/2024

Do ảnh hưởng của bão số 2, trong các ngày gần đây, trên địa bàn huyện Nga Sơn đã có mưa lớn, lượng mưa trung bình từ 300 đến 350 mm, gây ngập úng hơn 240 ha lúa mùa, trong có trên 149 ha bị hư hỏng, không thể khôi phục.

Năm 2024, xuất khẩu gỗ của Việt Nam có thể đạt 15 tỉ USD

Năm 2024, xuất khẩu gỗ của Việt Nam có thể đạt 15 tỉ USD

08:02 , 24/07/2024

Tín hiệu tích cực từ nền kinh tế toàn cầu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Trong đó xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng khả quan nửa cuối năm 2024.

Ngân hàng tăng bơm vốn tín dụng cuối năm

Ngân hàng tăng bơm vốn tín dụng cuối năm

07:58 , 24/07/2024

Nhiều ngân hàng triển khai gói tín dụng quy mô lên đến hàng nghìn tỷ đồng phục vụ cho doanh nghiệp, trong đó, nhiều gói đã giảm lãi suất cho vay mới từ 1 - 2%.

Ngành nông nghiệp dẫn đầu về giải ngân vốn đầu tư công

Ngành nông nghiệp dẫn đầu về giải ngân vốn đầu tư công

07:55 , 24/07/2024

Tính đến tháng 7 năm 2024, ngành nông nghiệp đang dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, với tổng số vốn gần 10.000 tỷ đồng, đạt trên 46% kế hoạch.

Tập trung các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

Tập trung các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

19:02 , 23/07/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện số 71, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong quý 3 năm 2024 nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước.