ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hiện đại hoá quy trình sản xuất giống thủy sản

Nguồn con giống đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sản lượng và chất lượng nuôi trồng thủy sản. Thời gian qua, công tác nghiên cứu, phát triển con giống thủy sản đã được Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa quan tâm, chú trọng. Nhờ đó, giống thủy sản ngày càng đa dạng về chủng loại, số lượng và chất lượng từng bước được nâng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trần Hà - Minh Tâm

25/04/2025 14:12

Thanh Hoá có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn và ngọt, với tổng diện tích đạt trên 19 nghìn ha nuôi trồng thủy sản các loại. Riêng với tôm càng xanh, cua xanh là con nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, do trình độ kỹ thuật, quản lý của người nuôi chưa cao, giống tôm truyền thống trong ao nuôi tỷ lệ tôm cái nhiều hơn tôm đực nên việc phát triển, mở rộng diện tích diễn ra chậm. Ngoài ra, trước đây các hộ nuôi thuỷ sản phải vào tận các tỉnh miền Tây Nam bộ mua giống hoặc qua các thương lái mất nhiều tời gian, chi phí vận chuyển tăng, thay đổi khí hậu nên sức khỏe giống thuỷ sản giảm nhiều khi thả.

Hiện đại hoá quy trình sản xuất giống thủy sản- Ảnh 1.

Thời gian qua Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa đã triển khai mô hình di ương con giống tôm càng xanh, cua xanh tại đơn vị. Quá trình triển khai mô hình, Trung tâm đã đầu tư cải tạo các ao nuôi hiện đại, áp dụng KHCN khép kín toàn bộ quy trình kỹ thuật sản xuất con giống từ thức ăn, chế phẩm sinh học, bảo vệ môi trường ao nuôi. Kết quả, mô hình nuôi tôm càng xanh, cua xanh được các chuyên gia đánh giá đạt yêu cầu với tỷ lệ sống cao, chi phí giảm và năng suất tăng cao so với mô hình nuôi truyền thống. Mỗi năm trung tâm cung cấp ra thị trường khoảng 30 triệu giống tôm càng xanh; 10 triệu giống cua xanh. Để phát triển nguồn giống đáp ứng thị trường, Trung tâm phối hợp với các công ty giống thuỷ sản các tỉnh liên kết quy trình sản xuất con giống, tiếp cận các tiến bộ khoa học về ứng dụng công nghệ nuôi thương phẩm, tập trung nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nghiên cứu.

Hiện đại hoá quy trình sản xuất giống thủy sản- Ảnh 2.

Ông Lê Đức Thuần, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đã đẩy mạnh công tác phối hợp, chuyển giao khoa học công nghệ và nghiên cứu các đề tài, các con giống có chủ lực để bà con thay thế những đối tượng truyền thống không có hiệu quả. Chúng tôi sẽ phối hợp với các đơn vị có chức năng nghiên cứu và sản xuất để đáp ứng được những con giống tốt nhất cho bà con".

Ông Đỗ Thành Phi, Giám đốc công ty giống thuỷ sản Thành Phi, tỉnh Bạc Liêu cho biết thêm: "Công ty giống thuỷ sản Thành Phi, tỉnh Bạc Liêu đến đây để sản xuất tôm càng xanh và con cua, để cung cấp cho miền Bắc những con giống được khoẻ mạnh và chất lượng hơn".

Thực tế tại các vùng áp dụng nuôi tôm càng xanh, cua xanh theo hướng VietGAP được đầu tư mái che, áp dụng công nghệ nuôi hiện đại đã đạt giá trị thương phẩm cao. Trong thời gian nuôi 6 tháng, đối với tôm càng xanh mật độ thả 10 -15 con/m2 tùy vào điều kiện môi trường và chế độ chăm sóc, tôm thương phẩm đạt kích cỡ thu hoạch từ 20 - 25 con/kg; dự kiến giá bán từ 150.000 – 250.000đ/kg, lợi nhuận đạt 100 - 300 triệu đồng/ha. Ngoài ra, trên diện tích nuôi tôm càng xanh, cua xanh, các hộ dân có thể thả nuôi theo hình thức xen ghép.

Hiện đại hoá quy trình sản xuất giống thủy sản- Ảnh 3.

Theo đánh giá của Trung tâm khuyến nông tỉnh Thanh Hóa, tôm càng xanh xen canh lúa là đối tượng nuôi nước ngọt dễ nuôi, khoẻ, tốc độ tăng trưởng nhanh, sản lượng cao, thời gian nuôi vừa phải và có khả năng nhân rộng mô hình trên địa bàn các huyện trong tỉnh; sản phẩm tôm càng xanh, cua xanh đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, các địa phương đang tập trung phát triển các vùng nuôi trồng thâm canh tôm càng xanh và cua xanh tập trung ứng dụng công nghệ cao, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ để mở rộng sản xuất. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về kỹ thuật, môi trường để hạn chế rủi ro về môi trường, dịch bệnh, tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hướng liên kết các khâu trong chuỗi giá trị; thực hiện chuyển giao kỹ thuật nuôi công nghệ cao, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh cho các hộ nuôi.

Hiện đại hoá quy trình sản xuất giống thủy sản- Ảnh 4.

Ông Lê Bá Quyết, Phó phòng Nông nghiệp huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Khi đưa vào ứng dụng công nghệ cao thì mang lại được hiệu quả kinh tế cao".

Hiện đại hoá quy trình sản xuất giống thủy sản- Ảnh 5.

Ông Vũ Văn Hà, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Thanh Hoá

Ông Vũ Văn Hà, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Về thị trường tiêu thụ hiện nay của tôm càng xanh, chúng ta hoàn toàn có thể tiêu thụ rộng rãi trên thị trường nội địa".

Để từng bước chủ động nguồn giống cho nuôi trồng thủy sản, nhiều năm nay Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi tỉnh Thanh Hoá đã làm chủ công nghệ sản xuất giống tôm sú, tôm càng xanh, ngao dầu, cá bống đen và công nghệ nuôi thương phẩm cá hồi vân, tôm thẻ chân trắng; mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng trăm triệu giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua xanh, ngao Bến Tre...

Hiện đại hoá quy trình sản xuất giống thủy sản- Ảnh 6.

Thanh Hóa có trên 19.000ha nuôi trồng thủy sản các loại. Mỗi năm, các địa phương nuôi trồng thuỷ sản cần 2 tỷ con giống các loại. Thành công của các mô hình nghiên cứu, chọn tạo giống thuỷ sản thông qua áp dụng quy trình nghiên cứu, sản xuất con giống ưu điểm vượt trội về chất lượng của Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi Thanh sẽ từng bước chủ động nguồn giống thuỷ sản cho người dân trong và ngoài tỉnh, góp phần phát triển ngành thuỷ sản bền vững.

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Đời sống ngày 14/4/2025

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Hiệu quả từ các mô hình Hợp tác xã

Hiệu quả từ các mô hình Hợp tác xã

16:03 , 25/04/2025

Với tư duy cách làm mới, nhiều Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Việc làm chủ công nghệ, ứng dụng các thiết bị thông minh đã góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chuẩn bị ứng dụng sinh trắc học VNeID tại 6 cảng hàng không

Chuẩn bị ứng dụng sinh trắc học VNeID tại 6 cảng hàng không

15:55 , 25/04/2025

Trong báo cáo Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử về lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các cảng hàng không, mới đây Bộ Xây dựng đã đưa ra lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các sân bay.

Thanh Hóa thành lập được 4.200 tổ công nghệ số cộng đồng

Thanh Hóa thành lập được 4.200 tổ công nghệ số cộng đồng

15:50 , 25/04/2025

Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, xóm, phố đang đóng vai trò quan trọng trong việc phổ cập công nghệ, kỹ năng số tới từng người dân, góp phần xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Ứng dụng công nghệ thông tin, lan tỏa văn hóa đọc

Ứng dụng công nghệ thông tin, lan tỏa văn hóa đọc

14:10 , 25/04/2025

Phát triển văn hóa đọc thông qua ứng dụng công nghệ thông tin được xem là cách nhanh nhất để tiếp cận với đông đảo bạn đọc, thời gian qua, các trường học trên địa bàn huyện Yên Định đã xây dựng mô hình “Thư viện điện tử, phòng học thông minh”.

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển chuyển đổi số

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển chuyển đổi số

14:07 , 25/04/2025

Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, việc phát triển thương hiệu số trở thành yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Tại Thanh Hóa, nhiều chính sách được triển khai, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Hỗ trợ Nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất

Hỗ trợ Nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất

14:04 , 25/04/2025

Thời gian qua, công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được các đơn vị, địa phương trong tỉnh triển khai rộng rãi, với hàng trăm dự án phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và nhu cầu của người sản xuất, qua đó góp phần tạo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống Nhân dân.

Ứng dụng phần mềm VNPT iLIS liên thông điện tử thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai

Ứng dụng phần mềm VNPT iLIS liên thông điện tử thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai

08:43 , 24/04/2025

Thực hiện công tác chuyển đổi số, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa đã từng bước ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đất đai. Hiện nay, Sở đang phối hợp với các đơn vị có liên quan và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) triển khai phần mềm VNPT iLIS liên thông điện tử thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai nhằm đem lại nhiều tiện ích, quyền lợi cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hạn chế ảnh hưởng của thiết bị di động đối với sức khỏe

Hạn chế ảnh hưởng của thiết bị di động đối với sức khỏe

08:20 , 24/04/2025

Theo Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ Khoa học và Công nghệ, năng lượng tần số vô tuyến (RF) không mạnh hoặc nguy hiểm như các loại bức xạ ion hóa khác như tia X hay tia cực tím (UV) từ mặt trời. Tuy nhiên, người dùng vẫn cần thay đổi thói quen sử dụng thiết bị di động nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng có thể xảy ra đối với sức khỏe.

Cảnh sát giao thông ứng dụng công nghệ trong xử lý vi phạm

Cảnh sát giao thông ứng dụng công nghệ trong xử lý vi phạm

09:22 , 23/04/2025

Cơ quan chức năng có thể phát hiện vi phạm thông qua việc vận hành, sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Hợp nhất hai luật về an ninh mạng và an toàn thông tin mạng

Hợp nhất hai luật về an ninh mạng và an toàn thông tin mạng

08:02 , 23/04/2025

Bộ Công an đã đề xuất hợp nhất Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 và Luật An ninh mạng năm 2018 thành Luật An ninh mạng năm 2025, dự kiến trình tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2025.