Hiệu quả chính sách tín dụng hộ nghèo tại huyện Bá Thước
(TTV) - Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Bá Thước đã nhận ủy thác tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78 ngày 04/10/2002 của Chính phủ, góp phần tích cực vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Chị Bùi Thị Hiền là người dân tộc Mường ở thôn Xê, xã Điền Quang, huyện Bá Thước thuộc diện hộ nghèo. Trước đây, do thiếu vốn đầu tư sản xuất, cuộc sống của gia đình chị Hiền luôn bấp bênh. Từ năm 2010 đến năm 2016, gia đình chị Bùi Thị Hiền được vay hơn 90 triệu đồng theo chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bá Thước với lãi xuất thấp.
Có vốn gia đình chị đã đầu tư nuôi trâu sinh sản và trâu thịt. Đến năm 2018, gia đình chị Hiền lại được tạo điều kiện vay vốn từ chương trình hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn với số tiền 40 triệu đồng để mua thêm trâu, bò và cải tạo mở rộng chuồng trại. Năm 2021, chị Hiền được vay 20 triệu đồng nguồn vốn cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để đầu tư xây bể nước và làm nhà vệ sinh tự hoại. Ngoài ra, gia đình Hiền đã đầu tư, cải tạo, chăm sóc tốt 2 ha diện tích rừng trồng luồng đang cho thu hoạch; đồng thời, chuyển đổi một số diện tích đất trồng hoa màu kém hiệu quả sang trồng cỏ thức ăn chăn nuôi. Hiện, trừ chi phí đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi, mỗi năm gia đình chị thu lãi trên 100 triệu đồng.
Để chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo, 20 năm qua, NHCSXH huyện Bá Thước đã thực hiện phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc thông qua các tổ chức chính trị xã hội: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên trên địa bàn 21 xã, thị trấn.
Đây là phương thức thể hiện tính ưu việt riêng của NHCSXH, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở để chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước đến hàng nghìn người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Đến nay, tổng dư nợ ủy thác ở 4 tổ chức hội đoàn thể đạt hơn 516,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 99,25% trên tổng dư nợ toàn huyện, nợ quá hạn 455 triệu đồng, chiếm 0,09%/dư nợ ủy thác. Nhằm đưa đồng vốn về tận cơ sở, giảm chi phí đi lại cho người dân, các Điểm giao dịch tại các xã, thị trấn trong huyện là cầu nối giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận kịp thời chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở 205/205 thôn, khu phố tổ chức tốt công tác bình xét công khai dân chủ để lựa chọn người vay vốn đúng đối tượng, đủ điều kiện được vay vốn, trình UBND xã, thị trấn phê duyệt; đồng thời sử dụng tiền vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng hạn.
Tính đến ngày 30/6/2022, NHCSXH huyện đã cho 77.457 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, giúp hơn 24.800 lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo, giải quyết tạo việc làm cho 522 lao động, giúp 5.672 học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn chi phí học tập, giải quyết cho 540 đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động, giúp 3.455 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn xây dựng nhà ở, hỗ trợ 4 gia đình công chức có thu nhập thấp xây dựng mới 4 căn nhà ở xã hội,xây dựng được trên 13 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giúp hơn 12 nghìn hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn có vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Với những kết quả đạt được từ các chương trình tín dụng chính sách xã hội trong 20 năm qua đã khẳng định sự quan tâm của Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc ở huyện miền núi Bá Thước, nhất là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra; tập trung phát triển nguồn lực, đảm bảo an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn huyện.
Theo Chuyên mục Trang địa phương, PS ngày 27/7
Những thành tựu và dấu ấn nổi bật của thành phố Thanh Hóa năm 2024
Năm 2024 đã đi qua, trong bối cảnh còn rất nhiều khó khăn, thách thức, song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc chủ động, quyết liệt, đồng bộ, kịp thời và hiệu quả của cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, sự đồng tình, ủng hộ, sẻ chia của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, thành phố Thanh Hóa đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực, tiếp tục khẳng định vị thế trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả tỉnh. Những thành tựu đạt được trong năm 2024 đã minh chứng cho khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Thanh Hóa.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 1/1/2025
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Đảm bảo nguồn hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, thị trường hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã bắt đầu sôi động. Hiện các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa hầu như đã chuẩn bị đầy đủ lượng hàng hóa, lương thực, các mặt hàng thực phẩm tươi sống để phục vụ Tết với nhiều mẫu mã phong phú và đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố.
Thành phố Thanh Hóa phấn đấu đạt chỉ tiêu về kinh tế - xã hội năm 2024
Năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống Nhân dân ổn định, nổi bật là kinh tế tăng trưởng khá; nhiều dự án đầu tư kết cấu hạ tầng lớn; công tác giải phóng mặt bằng, các dự án, đầu tư, sản xuất, kinh doanh được thực hiện kịp thời; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Những kết quả nêu trên là điều kiện quan trọng cho việc phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 25/12/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới
Phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ Lực lượng vũ trang thành phố Thanh Hóa luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần làm sáng ngời hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời kỳ mới.
Đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất
Công tác đảm bảo an toàn lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã quan tâm triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình lao động. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng môi trường làm việc, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động và doanh nghiệp.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 18/12/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 11/12/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Thành phố Thanh Hóa 220 năm hình thành xây dựng và phát triển
Thành phố Thanh Hóa là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hóa có bề dày lịch sử 220 năm hình thành xây dựng và phát triển, năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Thanh Hóa và khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, giữ vai trò, vị trí trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và quốc phòng - an ninh của tỉnh. Thành phố hiện nay có 34 phường, xã, sau khi thực hiện Nghị quyết số 1238 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội khóa XV, thành phố Thanh Hóa mới có tổng diện tích tự nhiên trên 228 km2, dân số khoảng 600.000 người và 47 đơn vị hành chính cấp xã .
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.