Hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ong lấy mật
Nhờ tận dụng được lợi thế tự nhiên về rừng, đất trồng cây ăn quả, trong những năm qua, nghề nuôi ong lấy mật ở Thanh Hóa đã phát triển mạnh, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân.
Gia đình bà Nguyễn Thị Dung, ở khu phố 1, Thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành có 21 ha rừng sản xuất, trong đó có 12 ha trồng cây mắc ca và 9 ha trồng cây ăn quả. Tận dụng lợi thế này, gia đình bà đã phát triển nghề nuôi ong dưới tán rừng. Đến nay, với hàng trăm đàn ong đã cho sản lượng mật từ 1 đến 1,5 tấn, mang lại thu nhập từ 200 đến 300 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Dung - Khu phố 1, Thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Bà Nguyễn Thị Dung - Khu phố 1, Thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Gia đình tôi thấy nuôi ong dưới tán cây rừng rất có hiệu quả. Vừa có thể tận dụng được cây tự nhiên, nhất là hoa mắc ca đem lại giá trị kinh tế cao gấp 3 đến 4 lần các loại mật ong khác."
Cách đây hơn 20 năm, gia đình ông Vũ Mạnh Tường, ở thôn Đầm Sen, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung bắt đầu nuôi ong. Nhờ mang lại hiệu quả kinh tế, đến nay, từ 2 - 3 đàn ong, gia đình ông đã phát triển được trên 150 đàn. Hàng năm sản lượng mật ong thu được đạt trên 2 tấn, cho thu nhập đạt trên 200 triệu đồng.

Tại huyện Hà Trung, với lợi thế 2/3 diện tích tự nhiên là đất đồi rừng nên nhiều hộ dân đã phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có hàng nghìn hộ nuôi ong, với trên 5.100 đàn ong, mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định cho các hộ dân, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới tại các địa phương một cách hiệu quả.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hơn 13.000 hộ nuôi ong, với khoảng 105.000 đàn, chủ yếu tập trung tại các huyện miền núi như: Thạch Thành, Thường Xuân, Như Thanh, Cẩm Thủy…Mỗi năm, sản lượng mật ong toàn tỉnh đạt khoảng 180.000 lít, với giá trị trên 50 tỷ đồng. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả từ nghề nuôi ong, một số địa phương đã định hướng và xây dựng thành công sản phẩm mật ong đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Có thể thấy, nghề nuôi ong lấy mật ở Thanh Hóa đang ngày càng khẳng định rõ hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi ong vẫn dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, tự phát. Các sản phẩm từ ong có chất lượng tốt song lại chưa có được thương hiệu và thị trường tiêu thụ ổn định. Vì vậy, các địa phương cần hỗ trợ người dân đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, cũng như tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm mật ong. Có như vậy, nghề nuôi ong lấy mật mới thực sự có điều kiện phát triển bền vững, góp phần tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn.

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế đối với lãi tiền gửi tiết kiệm
Tại Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) đã gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương và người dân, Bộ Tài chính đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm như quy định hiện hành.

Đưa sản vật địa phương "lên sóng"
Ngày 21/02, Tập đoàn truyền thông Halotimes đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân thị xã Nghi Sơn tổ chức chương trình livestream sản vật địa phương. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình truyền hình thực tế "Về quê làm giàu" nhằm đưa những sản vật nổi tiếng của các vùng miền đến gần hơn với người tiêu dùng.

Kết nối mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
Dù mới đi vào hoạt động được gần một năm, nhưng Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ huyện Hậu Lộc đã có nhiều hoạt động kết nối doanh nghiệp với nhiều tổ chức hội, ngành hàng. Qua đó, góp phần hỗ trợ hội viên mở rộng giao thương, tìm kiếm cơ hội hợp tác, phát triển thị trường, khách hàng, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Công bố xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2024
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Quyết định công bố xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2024.

Thanh Hoá tập trung thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản yêu cầu các ngành, địa phương, đơn vị tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ thu ngân sách ngay từ những tháng đầu năm, phấn đấu hoàn thành cao nhất dự toán thu Ngân sách Nhà nước năm 2025.

Doanh nghiệp nhôm, thép trước rủi ro “gánh” thuế
Việc Mỹ áp thuế 25% đối với nhôm và thép nhập khẩu, đang tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất khẩu sang Mỹ. Điều này, làm tăng thêm gánh nặng thuế, nhưng cũng tạo áp lực để doanh nghiệp phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Vốn FDI tăng mạnh thúc đẩy nhu cầu thuê đất khu công nghiệp
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong tháng 1 cả nước thu hút được khoảng 4,3 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư nước ngoài, tăng gần 47% so với cùng kỳ năm 2024. Vốn FDI tăng mạnh là yếu tố thúc đẩy nhu cầu thuê đất và các sản phẩm tại các khu công nghiệp.

Phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 100 triệu USD
Những năm qua, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường phối hợp, quản lý, cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC cho rừng trồng. Đây là hướng đi bền vững để gỗ Thanh Hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch vào thị trường quốc tế.

Phát triển ổn định vùng kinh doanh rừng gỗ lớn 56.000 ha
Thực hiện mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Thanh hóa phát triển ổn định vùng kinh doanh gỗ lớn quy mô khoảng 56.000 ha, đáp ứng nhu cầu gỗ lớn phục vụ chế biến sâu và xuất khẩu, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành chức năng và UBND các huyện triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp từ quy hoạch đến tổ chức trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến lâm sản. Tuyên truyền vận động Nhân dân huy động mọi nguồn lực xã hội cho công tác phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn.

Nhiều thách thức của ngành ngân hàng trong năm 2025
Năm 2025, với những diễn biến khó lường từ bên ngoài, cộng với những yếu tố nội tại, ngành ngân hàng phải đối mặt với 3 thách thức không dễ dàng hóa giải, đó là: lãi suất, thanh khoản và nợ xấu...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.