Hiệu quả nghiên cứu, khảo nghiệm giống cây trồng mới phục vụ sản xuất
Thời gian qua, để chủ động nguồn giống tốt, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tích cực nghiên cứu, khảo nghiệm nhiều loại giống cây trồng nhằm lựa chọn những giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh để sản xuất trên diện rộng, góp phần tăng năng suất, sản lượng và thu nhập cho nông dân.
Từ năm 2022, trên cơ sở phân tích về điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, khí hậu, Trung tâm Nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng, Viện Nông nghiệp Thanh Hoá đã nghiên cứu, tổ chức sản xuất giống dứa nuôi cấy mô (MD2). Đây là giống dứa có khả năng sinh trưởng khỏe, sạch bệnh, năng suất, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu chế biến hoặc xuất khẩu quả tươi và có giá trị cao hơn hẳn một số giống dứa đang được sản xuất đại trà hiện nay. Tuy nhiên, đây là giống dứa nuôi cấy mô nên trước năm 2023, tỉnh Thanh Hóa chưa có cơ sở nuôi cấy mô nào đáp ứng yêu cầu để tổ chức sản xuất giống quy mô lớn. Theo đó, Trung tâm nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ giống cây trồng Thanh Hóa đã phối hợp với Công ty CP Giống cây trồng và dược liệu I.V.P Hà Nội triển khai nhân giống dứa MD2 bằng phương pháp nuôi cấy mô. Theo đó, Trung tâm đã chú trọng đầu tư công nghệ, nguồn nhân lực và kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu về giống dứa chất lượng cao cho người dân, bảo đảm được nguồn nguyên liệu dứa phục vụ chế biến và xuất khẩu. Đến nay, Trung tâm đã xuất ra vườn ươm và cung cấp cho người dân những lô giống đầu tiên.
Bà Đỗ Thị Chinh, Tổ trưởng tổ khoa học, Trung tâm Nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng, Viện Nông nghiệp Thanh Hoá cho biết: "Trong quá trình nghiên cứu các giống cây trồng tuân thủ các nguyên tắc lai tạo, tuyển chọn giống, được đào tạo nghiên cứu khoa học".
Thời gian qua, cùng với chú trọng chọn tạo các giống cây trồng chủ lực, Trung tâm Nghiên cứu, Khảo nghiệm và Dịch vụ giống cây trồng, Viện Nông nghiệp Thanh Hoá đã nghiên cứu, chọn tạo ra những giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của tỉnh, như: chuyển giao quy trình sản xuất một số giống rau: bí đỏ, dưa chuột, cà chua, khoai môn chỉ tím; chọn tạo nhân giống hoa, sưu tập, bảo tồn và nhân giống bưởi Luận Văn; liên kết sản xuất giống dứa nuôi cấy mô, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng của các địa phương. Từ vụ thu đông năm 2023, Trung tâm đã thực hiện chọn lọc thuần hóa nguồn vật liệu khởi đầu giống cà chua trên diện tích 0,35ha; chọn lọc, thuần hóa nguồn vật liệu khởi đầu giống bí đỏ, diện tích 0,3ha; nhân sơ bộ dòng cà chua thuần ưu tú diện tích 0,1ha; nhân dòng dưa chuột nếp BĐ 0,1ha; khảo nghiệm diện rộng được 30/64 giống lúa triển vọng. Trong đó, giống lúa thuần Sao Vàng của Trung tâm đã được Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận lưu hành cho vùng Trung du miền núi phía bắc. Kết quả khảo nghiệm, chọn lọc ban đầu cho thấy, các giống cây trồng được tuyển chọn luôn có những đặc tính nổi trội như: Nguồn giống cây sạch bệnh, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu; cho năng suất cũng như các đặc tính ưu việt hơn so với giống đối chứng, có khả năng thích ứng, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh.
Thạc sỹ Nguyễn Văn Chung, Trung tâm Nghiên cứu, Khảo nghiệm và Dịch vụ giống cây trồng, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết thêm: "Ưu điểm của giống lúa sao vàng có mùi thơm nhẹ, kháng sâu bệnh trong sản xuất vụ xuân, vụ mùa, chúng tôi đang chuyển giao cho các địa phương để nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con".
Kỹ sư Lưu Thị Huyền, Trung tâm Nghiên cứu, Khảo nghiệm và Dịch vụ giống cây trồng, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa chia sẻ: "Trong quá trình nghiên cứu khảo nghiệm các giống sen này thì chúng tôi khảo nghiệm được 3 giống sen; ưu điểm cho năng suất cao, hạt bở, hoa lâu tàn, thời gian tới sẽ nhân giống lưu hành cho nông dân trong tỉnh sản xuất".
Mỗi năm, các địa phương trên địa bàn tỉnh có nhu cầu khoảng 11.000 tấn giống lúa, 1.000 tấn giống ngô, 2.000 tấn giống lạc, 300 tấn giống đậu tương chất lượng cao. Do đó, công tác nghiên cứu, chọn tạo và khảo nghiệm giống cây trồng có vai trò rất quan trọng. Hàng năm, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã nghiên cứu, chọn tạo hàng chục giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt; chọn tạo, phục tráng các giống cây ăn quả theo hướng năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng sâu bệnh và các điều kiện bất lợi của thời tiết, thích hợp với điều kiện sinh thái từng vùng như: bưởi Luận Văn, cam, quýt đường… Thông qua những nhiệm vụ này sẽ lựa chọn được những giống cây trồng ưu việt, bổ sung vào bộ giống cây trồng của tỉnh, góp phần tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm nông sản, nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.
Ông Lê Việt Đông, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Khảo nghiệm và Dịch vụ giống cây trồng, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết: "Thời gian tới tiếp tục tập trung vào các chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chương trình về sản phẩm đặc thù của tỉnh để tạo ra sản phẩm khoa học công nghệ có chất lượng cao; xây dựng các dự án khoa học công nghệ phát triển các cây trồng lợi thế".
Thông qua các hoạt động nghiên cứu, chọn tạo, hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống cây trồng để chuyển giao đến cho bà con nông dân, Trung tâm Nghiên cứu, Khảo nghiệm và Dịch vụ giống cây trồng, Viện nông nghiệp Thanh Hóa đã và đang góp phần quan trọng đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục nghề nghiệp
Trước xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời giúp học sinh, sinh viên thích ứng tốt hơn với yêu cầu của thị trường lao động hiện đại.
Ứng dụng học bạ số trong ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa
Bắt đầu từ năm học 2023 - 2024, ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai các bước nhằm thí điểm và tiến tới triển khai rộng rãi học bạ số góp phần tạo sự minh bạch trong quản lý kết quả học tập, rèn luyện của học sinh… Học bạ số được cho là giải pháp quan trọng để thúc đẩy mạnh mẽ nhiệm vụ cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.
Xác thực danh tính tài khoản mạng xã hội tại Việt Nam
Từ ngày 25/12, Nghị định 147 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng do Chính phủ ban hành chính thức có hiệu lực.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ
Năm 2024, ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước về kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).
Chữ ký số là một thành phần của hạ tầng số Việt Nam
Một mục tiêu đặt ra trong chiến lược hạ tầng số Việt Nam là tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 50% vào năm 2024 và hơn 70% vào năm 2030.
Tập huấn miễn phí sử dụng công cụ AI trong dạy học cho giáo viên Việt Nam
Hai tháng cuối năm 2024, dự án ‘Ứng dụng các công cụ AI trong dạy và học’ đã tập huấn cho hơn 1.400 giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước. Dự án sẽ triển khai tiếp các hoạt động trong năm 2025.
Hơn 80 ứng dụng Chính phủ Việt Nam được xác minh trên Google
Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã hợp tác với Google và các cơ quan liên quan để cấp nhận diện cho ứng dụng của Chính phủ. Việt Nam là quốc gia đầu tiên triển khai xác thực ứng dụng Chính phủ trên Google Play Store.
Xuất nhập khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam vượt mốc 100 tỷ USD
Mặc dù chưa hết năm 2024, song theo thống kê của Tổng cục Hải quan, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng đầu tiên cả ở chiều nhập khẩu và xuất khẩu đều cán mốc 100 tỷ USD.
Huyện Nông Cống phấn đấu 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến vào năm 2030
Thời gian qua, huyện Nông Cống đã quyết liệt triển khai các nội dung chuyển đổi số, trong đó có việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Nông Cống phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Các nhà mạng triển khai thương mại hóa 5G trên cả nước
Các nhà mạng đang tăng tốc thử nghiệm và triển khai thương mại hóa 5G trên cả nước, nhằm mang lại trải nghiệm Internet siêu tốc và mở ra kỷ nguyên công nghệ mới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.