Hiệu quả từ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt
(TTV) - Để xử lý lượng rác thải đang ngày càng gia tăng, ông Nguyễn Duy Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường Lam Sơn đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ Môi trường Thanh Hóa và UBND huyện Thường Xuân nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân.
Đến nay, công nghệ này đã chứng tỏ nhiều ưu thế, phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và xử lý rác hiệu quả tại các bãi rác.
Hệ thống xử lý rác này được ông Nguyễn Duy Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường Lam Sơn chế tạo có công suất xử lý 150 tấn/ngày. Tại huyện Thường Xuân, mỗi ngày có khoảng 50 tấn rác được đưa về đây xử lý, thì trong 3 ngày hệ thống này mới phải chạy một lần. Từ năm 2020, huyện Thường Xuân bắt đầu dừng chôn lấp tác, rác thải sinh hoạt tại một số xã đã được thu gom đưa về đây xử lý.
Hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt do ông Bình chế tạo thực hiện qua 3 công đoạn chính. Rác vận chuyển về nơi tập kết được phun chế phẩm sinh học theo từng lớp, đánh đống ủ vi sinh từ 20 - 25 ngày. Sau khi ủ, rác được đưa lên sàng phân loại. Mùn hữu cơ; rác thải vô cơ: gạch, đá, thủy tinh…và nilon, nhựa được phân loại riêng để tái chế. Rác hữu cơ không thể tái chế, chiếm khoảng 10% sẽ được đưa vào lò đốt.Ngoài huyện Thường Xuân, hệ thống này cũng đã xử lý thành công 3.000 tấn rác thải ở huyện Nga Sơn, giảm tình trạng quá tải của bãi rác.
Một số địa phương trên cả nước đã đến tìm hiểu công nghệ xử lý rác này. Một số tỉnh như Bắc Giang, Tuyên Quang đã áp dụng hệ thống này để thực hiện xử lý rác. Theo đánh giá của một số cơ quan chuyên môn, hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt của Công ty Cổ phần môi trường Lam Sơn được xem là hệ thống xử lý rác hiệu quả, thân thiện với môi trường, sản phẩm thu hồi có giá trị kinh tế cao. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện có khoảng 2.700 tấn rác sinh hoạt mỗi ngày, nhiều bãi rác xử lý chôn lấp đã quá tải, gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc áp dụng công nghệ xử lý rác sinh hoạt thông qua việc phân loại, tái chế như thế này là vô cùng cấp thiết, nhằm góp phấn nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo môi trường.
Theo Bản tin 18h30/TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Huyện Hậu Lộc phấn đấu hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số cấp huyện
Thời gian qua, huyện Hậu Lộc đã đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, đổi mới nội dung, hình thức, từng bước giúp người dân nâng cao khả năng tiếp cận, khai thác, sử dụng tiện ích từ chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thương mại điện tử dẫn dắt nền kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ
Từ một ngành non trẻ, chỉ trong một thời gian ngắn, thương mại điện tử đã trở thành “trợ thủ” đắc lực dẫn dắt nền kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ. Đây không chỉ là phương thức hiệu quả để phân phối hàng hóa, dịch vụ, thương mại điện tử đang ngày càng minh chứng cho khả năng lan tỏa thương hiệu, chinh phục thị trường, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu.
Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số
Thời gian qua, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu đề ra, việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế số trong một số ngành, lĩnh vực còn chậm.
Thông báo: Kế hoạch tổ chức Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc triển khai Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7. Cụ thể:
Meta AI chính thức cho người dùng Việt Nam trải nghiệm miễn phí
Mô hình trí thông minh nhân tạo Meta AI được phát triển bởi Meta (công ty mẹ của Facebook) đã mở cửa cho người dùng Việt Nam, cho phép truy cập miễn phí và trải nghiệm đầy đủ các tính năng.
Sản xuất và ứng dụng hiệu quả máy sấy thăng hoa trong bảo quản nông sản
Nhận thấy nông sản của người dân sau thu hoạch gặp khó khăn vì các phương pháp bảo quản, phơi, sấy truyền thống không đảm bảo chất lượng, anh Nguyễn Văn Tư, Giám đốc Công ty TNHH thiết bị Bạch Mã, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tìm hiểu về công nghệ, đồng thời tìm kiếm đơn vị cung cấp thiết bị để chế tạo, sản xuất thành công máy sấy thăng hoa có công suất lớn với nhiều ưu điểm vượt trội. Công nghệ mới này đã giúp bảo quản, nâng cao được giá trị nông sản sau thu hoạch cho người dân và doanh nghiệp.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng hoa, cây cảnh phục vụ Tết
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều loại cây trồng, nghề trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mới nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại thu nhập cao cho người dân.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, du lịch thông minh
Với việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, hình ảnh “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” ngày càng lan tỏa đến các thị trường khách trong nước và quốc tế.
Đề xuất chính sách phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Tại dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất các chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất rau màu
Nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng trên cùng một diện tích canh tác, thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất rau mầu. Các mô hình sản xuất rau sạch, rau an toàn xuất hiện ngày càng nhiều góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.