hộ nông dân
Ứng dụng công nghệ cao trong trồng cây ăn quả
Để phát huy tiềm năng đất đai và nhu cầu của thị trường, thời gian qua các doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cây ăn quả công nghệ cao để thay thế cho nhiều cây trồng truyền thống. Đây thực sự là bước chuyển đổi hợp lý, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần đưa sản phẩm đặc trưng của địa phương nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp theo hướng an toàn hữu cơ trên thị trường.
Nâng cao nhận thức của nông dân trong sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm
Những năm qua, Hội Nông dân thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kết hợp với xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng an toàn, VietGap cho hội viên nông dân. Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, hướng tới sản xuất hữu cơ an toàn, phát triển bền vững.
Xuất khẩu gần 1 tỷ đô đưa dừa vào nhóm ngành xuất khẩu mũi nhọn
Mục tiêu lớn nhất của Hiệp hội Dừa Việt Nam là đưa ngành dừa trở thành ngành sản xuất, xuất khẩu mũi nhọn; khai thác tối đa hiệu quả, nâng cao giá trị kinh tế cho các sản phẩm từ cây dừa. Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 dự kiến sẽ cán mốc 1 tỷ USD.
Còn nhiều khó khăn trong xây dựng chuỗi liên kết, bao tiêu sản phẩm thủy sản
Theo thống kê của ngành nông nghiệp, sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Thanh Hóa hằng năm đạt trên 207.000 tấn. Tuy nhiên, toàn tỉnh mới chỉ hình thành được 24 chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực thủy sản với 10 doanh nghiệp, 14 hộ nông dân, 200 tàu cá tham gia. Việc xây dựng chuỗi liên kết thủy sản còn gặp nhiều khó khăn.
Tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân
Tiến bộ khoa học kỹ thuật có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, giúp giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Chính vì thế những năm qua, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã phối hợp với các ngành, đơn vị doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, góp phần tích cực vào chương trình tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn.
Hội Nông dân tỉnh triển khai chương trình thu gom, phân loại xử lý rác thải
Trong 2 ngày 18 - 19/8, tại xã Liên Lộc, huyện Hậu Lộc và xã Hà Thái, huyện Hà Trung, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức tập huấn, triển khai xây dựng mô hình "Thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình"; bàn giao thiết bị bảo vệ môi trường năm 2023.
Đào tạo giảng viên về chương trình IPM trên cây ăn quả có múi
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa vừa tổ chức lớp đào tạo giảng viên (TOT) về chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây ăn quả có múi cho 30 học viên là cán bộ nông nghiệp, cán bộ khuyến nông huyện, cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp và hộ nông dân sản xuất giỏi của một số huyện trên địa bàn tỉnh.
Tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp sản xuất thịt từ năm 2023
Những ngày gần đây, giá lợn hơi trong nước tăng dần, giúp giảm bớt khó khăn cho người chăn nuôi. Theo đó, giới phân tích kỳ vọng doanh nghiệp sản xuất thịt sẽ ghi nhận kết quả tích cực hơn từ năm 2023.
Thanh Hoá triển khai hiệu quả nguồn vốn tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, Chương trình tín dụng ưu đãi đã được quan tâm triển khai đến nhiều đối tượng và các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Nguồn vốn tín dụng được chuyển đến người dân, là điểm tựa để các địa phương phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Hội Nông dân huyện Quan Hóa tích cực hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế
Trong những năm qua, cùng với việc phối hợp mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, Hội Nông dân Huyện Quan Hóa đã tích cực tuyên truyền, vận động nông dân thi đua đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao thu nhập trên diện tích đất canh tác.
Quản lý mã số vùng trồng ở cơ sở
Quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói là điều kiện để truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đây cũng là yếu tố đáp ứng được các tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu.
Đảng bộ xã Hoằng Đông đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Hoằng Đông là xã đồng bằng vùng ven biển của huyện Hoằng Hóa, có tổng diện tích đất tự nhiên trên 435 ha,dân số 5.600 người cư trú ở 5 thôn. Toàn xã có 160 ha đất sản xuất nông nghiệp và gần 60 ha đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Đây là một trong những địa phương đang gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế xã hội do xuất phát điểm thấp và không có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển.
Hỗ trợ gà con giống cho 40 hộ nông dân nghèo tại xã Thạch Long
Sáng 19/12, Chi cục Chăn nuôi Thú y Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức trao tặng gà con giống cho các hộ nông dân nghèo tại xã Thạch Long.
Yên Định xây dựng được 50 mô hình sản xuất phân bón hữu cơ
Trong bối cảnh ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn do giá phân bón tăng cao, từ năm 2021 đến nay, Hội nông dân huyện Yên Định đã chuyển giao công nghệ và xây dựng được 50 mô hình sản xuất phân bón hữu cơ tuần hoàn theo chu trình khép kín. Hầu hết các chất thải, phế phụ phẩm được tận dụng quay trở lại làm phân bón hoặc nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác, đã giúp hình thành môi trường sản xuất an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho các hộ nông dân.
Nhân rộng những điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở huyện Nông Cống
Cùng với xây dựng tổ chức hội vững mạnh, các cấp hội nông dân huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đổi mới, thực hiện hiệu quả phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi". Qua đó, đã khơi dậy sự năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, giúp nông dân vươn lên làm giàu chính đáng.