ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ứng dụng công nghệ cao trong trồng cây ăn quả

Để phát huy tiềm năng đất đai và nhu cầu của thị trường, thời gian qua các doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cây ăn quả công nghệ cao để thay thế cho nhiều cây trồng truyền thống. Đây thực sự là bước chuyển đổi hợp lý, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần đưa sản phẩm đặc trưng của địa phương nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp theo hướng an toàn hữu cơ trên thị trường.

31/12/2023 17:12

Đứng trước thực trạng sản xuất nông nghiệp truyền thống gặp nhiều rủi ro do biến đổi khí hậu, tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, thiếu tính cạnh tranh,... hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, thị trấn Thiệu Hóa đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời phối hợp với Công ty CP Mía đường Lam Sơn xây dựng mô hình sản xuất dưa kim hoàng hậu ứng dụng công nghệ cao, sử dụng hệ thống lưới tiết kiệm, nhỏ giọt… Từ đó giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đến nay, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng đã xây dựng được trên 4 ha nhà màng, doanh thu đạt gần 3 tỷ đồng/ha/năm.

Ứng dụng công nghệ cao trong trồng cây ăn quả- Ảnh 1.

Ứng dụng công nghệ cao trong trồng cây ăn quả- Ảnh 2.

Ông Lê Văn Dung, Phó Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, Thị trấn Thiệu Hóa

Ông Lê Văn Dung, Phó Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, Thị trấn Thiệu Hóa cho biết: "Từ hiệu quả kinh tế bước đầu của mô hình sản xuất dưa công nghệ cao, Hợp tác xã đã và đang vận động các xã viên mở rộng diện tích nhà màng, nhà lưới để đầu tư sản xuất các loại cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao".

Năm 2015 nhận thấy thổ nhưỡng đất đai tại địa phương phù hợp với các loại cây ăn quả, anh Nguyễn Văn Hải, thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành đã quyết định đầu tư chuyển đổi từ cây mía sang trồng cây ăn quả theo hướng VietGap an toàn hữu cơ. Ngay từ ban đầu, anh nhận thức được vai trò của khoa học kỹ thuật đối với sản xuất nông nghiệp, vì vậy anh đã triển khai áp dụng nhiều kỹ thuật mới vào sản xuất. Cùng với đó, anh đã quy hoạch, thiết kế áp dụng hệ thống tưới phun mưa nhỏ giọt theo công nghệ mới giúp duy trì được cấu trúc đất và chất dinh dường cho cây trồng. Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong sản xuất nên hàng năm sản lượng cam canh cho thu hoạch 120 tấn, cam vinh 80 tấn, với tổng doanh thu trên 5 tỷ đồng. Đây là mô hình sản xuất sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ứng dụng công nghệ cao trong trồng cây ăn quả- Ảnh 3.

Từ việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, trên địa bàn huyện Thạch Thành đã xây dựng được nhiều vùng liên kết sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo bước đột phá mới trong phát triển sản xuất. Đến nay, diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện đạt 2.602 ha, trong đó có 1.341 ha cây ăn quả trồng tập trung ở các xã Thạch Quảng, Thành Công, Thành Minh, Thành Tâm, Thành Tân, Thạch Cẩm và thị trấn Vân Du. Trong đó có 200 ha cây ăn quả áp dụng công nghệ cao với các giống cam, bưởi, ổi, thanh long, mít, dứa....Hầu hết diện tích cây ăn quả được sản xuất an toàn, được cấp giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu, chứng nhận VietGAP, GlobalGAP. Trong đó, có 122 ha cây ăn quả áp dụng quy trình sản xuất VietGAP, 20 ha áp dụng tiêu chuẩn toàn cầu GlobalGAP… giá trị 1 ha đạt từ 200-400 triệu đồng. Hiện huyện Thạch Thành đang chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực hướng dẫn người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đầu tư các máy móc hiện đại để nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ứng dụng công nghệ cao trong trồng cây ăn quả- Ảnh 4.

Ông Trần Bá Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Ông Trần Bá Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Hiện nay huyện đang xây dựng Đề án hỗ trợ cho các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ cao để nhân rộng trên địa bàn huyện, nhằm tăng giá trị sản xuất và tăng đời sống của Nhân dân".

Nhận thức được vai trò của khoa học kỹ thuật đối với sản xuất nông nghiệp, thời gian qua các doanh nghiệp, Hợp tác xã và hộ nông dân trên địa bàn huyện Nga Sơn đã triển khai áp dụng nhiều kỹ thuật mới như đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng để trồng dưa Kim Hoàng hậu. Từ việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, trên địa bàn huyện đã xây dựng được nhiều vùng liên kết sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo bước đột phá mới trong phát triển sản xuất. Theo thống kê, huyện Nga Sơn hiện có gần 30 ha nhà màng, nhà kính kết hợp tưới tiết kiệm, phục vụ sản xuất cây ăn quả tập trung ở các xã: Nga Giáp, Nga Thành, Nga Bạch, Nga Phượng, Nga Trung… Việc áp dụng phương pháp công nghệ mới đã giúp các hộ chủ động về thời vụ nên có thể sản xuất 3 vụ dưa/năm. Bên cạnh đó, nhà màng có nhiều ưu điểm ngăn côn trùng xâm nhập, giảm chi phí do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm sản phẩm sạch.

Ứng dụng công nghệ cao trong trồng cây ăn quả- Ảnh 5.

Ứng dụng công nghệ cao trong trồng cây ăn quả- Ảnh 6.

Ông Vũ Ngọc Phú, Phó Chủ tịch UBND xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Ông Vũ Ngọc Phú, Phó Chủ tịch UBND xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Từ việc sản xuất truyền thống, bà con đã áp dụng công nghệ cao, nhà màng nhà lưới, địa phương tiếp tục tạo điều kiện cho người dân có điều kiện đầu tư".

Xác định phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao là hướng đi tất yếu cả trước mắt và lâu dài, huyện Thọ Xuân đã đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, khuyến khích đầu tư sử dụng nhà màng, nhà lưới, công nghệ tưới nước tiết kiệm, hệ thống tưới tự động, phát triển sản xuất theo hướng an toàn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Từ diện tích đất lúa kém hiệu quả, chính quyền địa phương đã định hướng, khuyến khích người dân chuyển đổi các giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như: bưởi Diễn, bưởi da xanh, bưởi Luận Văn, cam V2, cam canh…. Đến nay, toàn huyện đã có tổng diện tích cây ăn quả 1.643ha, trong đó cây ăn quả tập trung 560ha chủ yếu ở xã Thọ Xương, Xuân Bái, Xuân Hồng, Bắc Lương và Quảng Phú ... Theo tính toán của các hộ sản xuất, hiệu quả kinh tế sản xuất tại các vùng sản xuất tập trung cao hơn từ 15 đến 20% so với sản xuất nhỏ lẻ. Đặc biệt, huyện Thọ Xuân được bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Luận Văn" cho sản phẩm bưởi Luận văn; được công nhận nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cam Xuân Thành và Bưởi Bắc Lương. Đến hết năm 2023, đã có 3 sản phẩm cây ăn quả được công nhận sản phẩm OCOP 3, 4 sao: Bưởi Luận Văn Hải Đăng 4 sao, cam Thành Nguyên 3 sao, bưởi Phú Bắc 3 sao.

Ứng dụng công nghệ cao trong trồng cây ăn quả- Ảnh 7.

Ứng dụng công nghệ cao trong trồng cây ăn quả- Ảnh 8.

Ông Lê Đình Đạo, Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Lương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Ông Lê Đình Đạo, Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Lương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Để duy trì, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng đối với cây bưởi Bắc Lương, thời gian tới địa phương sẽ tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân để ứng dụng, để cây bưởi có chất lượng tốt hơn".

Với mục tiêu xây dựng các vùng trồng cây ăn quả bền vững, hiệu quả kinh tế cao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương chú trọng hình thành vùng trồng cây ăn quả chủ lực tập trung. Đồng thời, chú trọng đầu tư theo quy trình sạch, GlobalGAP, VietGAP, hữu cơ, đăng ký mã số vùng trồng... phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 30.500 ha cây ăn quả, giá trị kinh tế đạt khoảng 5.400 tỷ đồng, chiếm 12 - 15% giá trị thu nhập ngành trồng trọt, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, góp phần thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển theo hướng công nghệ cao.

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ 29/12/2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn cho hệ thống camera giám sát

Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn cho hệ thống camera giám sát

20:14 , 16/02/2025

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ camera và kết nối internet đã mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng kèm theo rủi ro về bảo mật dữ liệu, hình ảnh. Do vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 21/2024 với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị camera. Mục tiêu là đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật các sản phẩm camera cung cấp tới người dùng Việt Nam.

Sức lan tỏa từ Cuộc thi Sáng tạo  thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thanh Hoá

Sức lan tỏa từ Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thanh Hoá

09:07 , 16/02/2025

Nhằm khơi dậy và phát huy tinh thần sáng tạo của thanh thiếu niên, nhi đồng, hình thành tư duy nghiên cứu khoa học; phát hiện, tôn vinh những tài năng sáng tạo trẻ, có nhiều triển vọng để bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, những năm qua, Thanh Hóa đã tổ chức Cuộc thi Sáng tạo trong thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh. Qua đó, đã thu hút đông đảo các em học sinh trên địa bàn tỉnh tham gia với nhiều sản phẩm trí tuệ và có khả năng ứng dụng vào thực tiễn.

6 nhà khoa học Việt Nam giành Giải thưởng Sáng tạo châu Á năm 2024

6 nhà khoa học Việt Nam giành Giải thưởng Sáng tạo châu Á năm 2024

08:55 , 16/02/2025

Giải thưởng Sáng tạo châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi vừa công bố các nhà khoa học khu vực ASEAN đoạt giải năm 2024. Giải thưởng Sáng tạo Châu Á do Quỹ Toàn cầu Hitachi khởi xướng từ năm 2020 nhằm thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và hướng tới một xã hội bền vững trong khu vực ASEAN.

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Chương trình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Chương trình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

08:47 , 16/02/2025

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025. Chương trình hành động tập trung vào 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025.

Phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

08:43 , 16/02/2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 245 phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội

Chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội

09:24 , 14/02/2025

Lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có Chỉ số phát triển chính phủ điện tử (EGDI) ở mức “rất cao”. Trong đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một trong những ngành đi đầu trong công tác chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội.

Đề xuất hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng cho người làm chuyển đổi số, an ninh mạng

Đề xuất hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng cho người làm chuyển đổi số, an ninh mạng

09:20 , 14/02/2025

Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng sẽ được hưởng mức hỗ trợ mỗi tháng 5 triệu đồng.

Ứng dụng công nghệ cao thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ cao thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

09:09 , 14/02/2025

Để tăng giá trị sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nhiều địa phương trên địa bàn Thanh Hóa đã chú trọng tích tụ, tập trung đất đai, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Người Việt trẻ phải hiểu và biết ứng dụng AI

Người Việt trẻ phải hiểu và biết ứng dụng AI

08:52 , 13/02/2025

Ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) là một trong những năng lực số được nhắc đến trong quy định về Khung năng lực số cho người học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/3/2025.


Thanh Hóa thúc đẩy phát triển kinh tế số

Thanh Hóa thúc đẩy phát triển kinh tế số

07:02 , 12/02/2025

Kinh tế số có thể được hiểu đơn giản là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet. Như vậy, chỉ cần có thiết bị công nghệ thông minh - có kết nối mạng, thì bất kỳ ai, ở nơi nào, cũng có thể tham gia vào nền kinh tế số. Thúc đẩy phát triển kinh tế số là trao thêm nhiều cơ hội để người bán hàng gia tăng sản xuất, mở rộng kinh doanh và nâng cao lợi nhuận.