Họa sỹ “độc và lạ”
Xuất thân từ một gia đình không có ai theo ngành mỹ thuật, nhưng họa sỹ Hoàng Trọng Tuyển lại chọn cho mình con đường làm bạn với sắc màu và cọ vẽ. Anh học Đại học Mỹ thuật Huế, Khoa Mỹ thuật ứng dụng, chuyên ngành trang trí truyền thống, tốt nghiệp ra trường năm 2015. Sau ít năm làm việc tại Huế, anh trở về quê hương mở xưởng sáng tác của riêng mình. Anh thể hiện tác phẩm trên nhiều chất liệu khác nhau, mà mỗi chất liệu đều để lại ấn tượng sâu sắc với người yêu nghệ thuật.
Hoàng Trọng Tuyển sinh năm 1985, anh thường lấy nghệ danh là Hoàng Tuyển. Anh sáng tác trên các chất liệu sơn mài, sơn dầu, acrilic… Đề tài các sáng tác của anh tương đối đa dạng. Anh thường vẽ hoa quả, tĩnh vật, linh vật, chân dung, thư họa, thư pháp… Các tác phẩm của anh thường thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam. Đặc biệt, Hoàng Tuyển còn được nhiều người biết đến là một "Thầy đồ" và khá gần gũi với những người yêu mến thư pháp. Vào những dịp Tết anh lại ngồi ở các chợ hoa để vẽ tranh và viết thư pháp cho người dân. Nhiều năm qua, hình ảnh "ông đồ" Tuyển đã quá quen thuộc với người dân xứ Thanh. Thời gian gần đây, Hoàng Tuyển được biết đến với những bức tranh vẽ trên các chất liệu độc đáo là lá sen và mâm gỗ xưa .
Từ một lá sen tươi chế tác thành tác phẩm nghệ thuật phải trải qua rất nhiều công đoạn, kết hợp với đủ loại chất liệu gia cố khác nhau kèm theo bí quyết, kĩ thuật riêng của người nghệ sỹ. Lá sen được sử dụng phải là loại lá bánh tẻ không non, không già quá. Thời điểm chọn lá thích hợp nhất vào đầu sáng hoặc cuối chiều. Lá sen sau khi lấy về được hấp, sấy, làm mất chất diệp lục, sau đó là, ép làm sao cho lá phẳng. Quá trình ép thẳng lá sen phải đảm bảo giữ được nguyên vẹn đường nét của gân lá.
Tranh lá sen được sản xuất công phu từ khâu chọn lá, tẩy màu, nhuộm màu, hong khô và gia công tạo ra thành phẩm. Những bức tranh từ lá sen được hình thành từ bàn tay khéo léo của người họa sỹ đã có đời sống mới, trở thành một tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
Xưởng vẽ của anh nằm khiêm tốn trong khuôn viên gia đình, nhưng có không ít vị khách gần xa mến mộ tài năng của anh mà tìm tới. Đến với anh, những người yêu mỹ thuật được hàn huyên cùng người họa sỹ đa tài để hiểu tình yêu của anh với sắc màu và sự trăn trở khi tìm tòi và thể hiện sáng tác của mình với nhiều chất liệu độc đáo.
Các họa sĩ vẽ tranh trên các chất liệu khác nhau rất nhiều, nhưng vẽ trên mâm gỗ xưa thì hiện nay ở Thanh Hóa mới có mình họa sỹ Hoàng Tuyển. Chính vì vậy, các tác phẩm của anh được mọi người yêu thích. Để thực hiện ý tưởng của mình, anh tìm mua mâm gỗ cũ từ các cửa hàng sưu tầm đồ cổ. Mâm gỗ đa số có niên đại khoảng 30-40 năm, được làm từ gỗ mít, xà cừ..., sau khi mua về được mài nhẵn bề mặt mâm để việc lên mực khi vẽ tranh thuận tiện. Dựa vào kích thước, hình dáng của chiếc mâm, anh Tuyển sáng tác các chủ đề cho phù hợp. Có những chiếc mâm bị thủng phần bề mặt, anh phải kỳ công khắc phục lại rồi mới vẽ, hoặc sử dụng những họa tiết để tạo nên điểm nhấn tại vị trí bề mặt bị vỡ, mục hoặc nứt. Chính vì vậy việc vẽ tranh để có hồn trên mâm gỗ cũng phải rất tỉ mỉ.
Đặc biệt, sau hơn 5 năm ấp ủ, kiên trì tìm tòi, sáng tạo, Hoàng Tuyển đã tạo được dấu ấn của riêng mình khi thực hiện thành công những bộ tranh về chân dung con người 54 dân tộc Việt Nam trên những chiếc mâm gỗ xưa, được nhiều người ưa thích.
Loạt chân dung con người vẽ trên mâm gỗ xưa được Hoàng Tuyển thực hiện gần đây với mong muốn lan tỏa đến công chúng vẻ đẹp văn hóa của 54 dân tộc trên dải đất hình chữ S. Về đề tài này, trong hội họa, nhiếp ảnh không phải là mới, song việc tỉ mỉ chắt lọc, chuyển tải những sắc thái riêng về nhân chủng học, đặc điểm trang phục của mỗi dân tộc lên các mâm gỗ tròn xưa cũ lại là một ý tưởng sáng tạo mới lạ, độc đáo. Những tác phẩm hội họa ấy gợi lên nhiều ký ức đẹp và góp phần lưu giữ, lan tỏa nét đẹp truyền thống đặc trưng của các dân tộc Việt Nam.
Với hơn 3 tháng tập trung tâm lực, trí lực, họa sỹ Hoàng Tuyển đã khắc họa lên mâm gỗ 54 chân dung. Thành quả này là kết tinh của một quá trình dài quan sát cuộc sống sinh hoạt, tìm hiểu đặc trưng văn hóa của đồng bào. Đồng thời, anh tìm sự trợ giúp của nhiều bạn bè, đồng nghiệp, các nhiếp ảnh gia để thu thập chất liệu, tư liệu liên quan. Và, để thể hiện thành công các tác phẩm, anh phải nghiên cứu kỹ đặc trưng trang phục và đặc điểm nhân chủng học của từng tộc người.
Hầu hết những mâm gỗ mà Hoàng Tuyển sưu tầm đã in dấu thời gian, có những chiếc bị nứt vỡ, sứt sẹo… Song, anh cho biết, chính điều đó đã làm nên sự khác lạ, nhân lên giá trị của tác phẩm. Tông vàng trầm, nâu tối ảnh hưởng từ sơn mài được anh sử dụng nhiều để thể hiện làn da trải qua gió sương và dấu vết thời gian trên gương mặt mỗi cụ già. Các bức chân dung đều được anh nhấn đường viền, như ánh mặt trời tạo ven trên mái tóc, gương mặt, giúp chủ thể nổi bật và tỏa sáng trên nền gỗ trầm tối.
Qua gần 5 năm thể nghiệm trên những mâm gỗ xưa, họa sĩ Hoàng Tuyển đã tạo được dấu ấn riêng trong sự nghiệp hội họa của mình. Những tác phẩm mâm gỗ của anh có giá dao động từ 1,5 đến 2,5 triệu đồng, đã được nhiều người sưu tầm và đem trưng bày ở những không gian hoài cổ, tạo sự gần gũi, thân thiện.
Độc đáo trong việc lựa chọn chất liệu, tinh tế trong việc thể hiện ý tưởng và thông điệp, họa sỹ Hoàng Tuyển đã ghi được dấu ấn trong lòng những người yêu mỹ thuật Xứ Thanh. Với niềm đam mê sắc màu, tình yêu cái đẹp và sự trăn trở với chất liệu cùng ý thức tôn vinh các giá trị truyền thống, tin tưởng rằng, họa sỹ Hoàng Tuyển sẽ có nhiều hơn nữa những sáng tác giàu giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc.
Khám phá động Tiên Sơn – Vĩnh Lộc
Ai đã từng đến với vùng non nước Kim Sơn, đắm say lòng mình trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình, hội sơn tụ thủy đều phải thốt lên rằng: Nơi đây thực sự là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho đất và người Vĩnh An (Vĩnh Lộc).
Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khu vực Bắc miền Trung lần thứ XI nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 18/12, tại Thành phố Thanh Hóa đã diễn ra Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khu vực Bắc miền Trung lần thứ XI nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự Đại hội có đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Bản Mạ vui ngày hội
Từng là một bản nghèo nằm biệt lập bên dòng sông Chu, vài năm trở lại đây, bản Mạ, huyện Thường Xuân đã xuất hiện trên bản đồ du lịch miền tây Thanh Hóa như một "làn gió mới", trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch. Trong không khí rộn ràng của mùa lễ hội cuối năm, bản Mạ như khoác lên mình một tấm áo mới rực rỡ sắc màu, như mời gọi du khách muôn phương dừng chân ghé thăm.
Khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”
Nhân kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố Thanh Hóa (1994 - 2024) và 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024), sáng ngày 17/12, tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa tổ chức khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”. Dự lễ khai mạc có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Thanh Hóa; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và các phường, xã, trường học trên địa bàn thành phố.
Gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị cho triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng”
Triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng” là hoạt động ý nghĩa, hướng tới kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Hiện nay, Ban tổ chức đang gấp rút hoàn thiện những công việc cuối cùng cho cuộc triển lãm.
Lễ hội đền Đồng Cổ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Lễ hội đền Đồng Cổ, xã Yên Thọ, huyện Yên Định được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Top những điểm đến nội địa được khách Việt lựa chọn dịp Tết 2025
Booking.com - một trong những nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới vừa công bố 10 điểm đến trong nước được khách Việt yêu thích nhất dịp Tết Nguyên Đán 2025.
Thành phố Thanh Hoá – Vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử
Thành Hạc xưa – thành phố Thanh Hoá ngày nay - đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hoá không chỉ là nơi được thiên nhiên ưu đãi cho cảnh quan vừa tươi đẹp, vừa hùng vĩ với núi cao, sông dài… mà còn là nơi hội tụ nhiều giá trị truyền thống văn hoá, lịch sử, tạo nên bản sắc riêng, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Cát Bà: Di sản liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam
Với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú có giá trị nổi bật toàn cầu, vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà đã được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới và là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam.
Trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh" huyện Vĩnh Lộc
Sáng 13/12, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh".
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.