Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy tháng 11
Ngày 10/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị cho ý kiến vào Đề án giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các khu tái định cư và giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp trong Khu Kinh tế Nghi Sơn và nhiều nội dung quan trọng khác. Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành và địa phương liên quan.
Cho ý kiến vào Đề án giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các khu tái định cư và giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp trong Khu Kinh tế Nghi Sơn, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy và Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đều khẳng định: việc ban hành đề án này là rất cần thiết và cấp bách. Trong Khu Kinh tế Nghi Sơn hiện có 25 phân khu công nghiệp với diện tích khoảng 9.057 hạ, trong đó có 23 khu công nghiệp hiện hữu và 2 phân khu kho tàng và dịch vụ hậu cần công nghiệp. Hiện nay, đa phần các khu công nghiệp trong Khu Kinh tế Nghi Sơn vẫn chưa được Nhà nước thu hồi đất, thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Thực tế cho thấy, do không có quỹ đất sạch để giao cho các nhà đầu tư, nên dẫn đến dự án chậm tiến độ, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, tạo ra tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư. Do đó, việc giải phóng mặt bằng sạch các khu công nghiệp là rất cần thiết, cấp bách để chuẩn bị sẵn sàng thu hút đầu tư, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các dự án, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị với định hướng đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên phát biểu tại hội nghị.
Đề án xác định mục tiêu ưu tiên giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp số 6, số 20 và số 21 trong Khu Kinh tế Nghi Sơn với diện tích khoảng 1.500 ha, tổng kinh phí khoảng 11.370 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ 2023 – 2027. Đây là 3 khu công nghiệp có vị trí quan trọng, là điểm nhấn để thu hút các Dự án của các nhà đầu tư có tiềm năng để phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng chủ trì hội nghị.
Kết luận nội dung trên, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng khẳng định: việc ban hành và tổ chức thực hiện Đề án này phải được xem là một cuộc cách mạng về hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các khu tái định cư, thực hiện các dự án khu công nghiệp, khu đô thị trên địa bàn Khu Kinh tế Nghi Sơn. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thống nhất chủ trương sẽ thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án này; trong đó thị xã Nghi Sơn và Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm chính trong việc tổ chức triển khai thực hiện dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự hướng dẫn, giúp đỡ của các sở, ngành, đoàn thể. Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh cần làm rõ lý do tại sao lựa chọn khu công nghiệp số 6, số 20 và số 21 để tuyên truyền, vận động, tạo đồng thuận trong Nhân dân. Quá trình triển khai thực hiện Đề án sẽ căn cứ trên định hướng thu hút đầu tư của tỉnh, sự quan tâm của các nhà đầu tư và khả năng nguồn lực để lựa chọn các công việc, các mặt bằng và lộ trình thực hiện.

Về phương án tái định cư cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: nếu không có tái định cư thì không thể giải phóng mặt bằng. Do vậy, việc lựa chọn mặt bằng xây dựng khu tái định cư cần tham vấn để đạt được sự đồng thuận, nhất trí của người dân diện tái định cư; phải công khai, minh bạch ngay từ đầu về chế độ, chính sách, vị trí tái định cư. Sau khi tái định cư cần quan tâm đến vấn đề sinh kế, việc làm cho người dân, với quan điểm: người dân phải được hưởng lợi, phải có thu nhập từ các dịch vụ phục vụ cho khu công nghiệp. Về lâu dài, phải quan tâm đến việc đào tạo nghề để chuyển đổi nghề cho người dân. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh khẩn trương hoàn thiện Đề án để trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định trong kỳ họp tới.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn phát biểu tại hội nghị.
Cũng trong chương trình hội nghị, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nghe và cho ý kiến đối với Đồ án quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Phú Quý, huyện Hoằng Hóa; Đồ án thiết kế đô thị dọc hai bên tuyến Đại lộ Lê Lợi - Đại lộ Nguyễn Hoàng, thành phố Thanh Hóa; Đề án phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 – 2025; Tờ trình về kế hoạch sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 120/2020 của Chính phủ giai đoạn 2022 – 2025; Tờ trình về việc đặt tên đường phố trên địa bàn thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương; Tờ trình về ban hành Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Tờ trình xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án đường giao thông từ Khu công nghiệp Bỉm Sơn đến đường ven biển đoạn Nga Sơn – Hoằng Hóa tại huyện Hà Trung, huyện Nga Sơn, thị xã Bỉm Sơn và dự án đường Vạn Thiện đi Bến En, huyện Như Thanh, huyện Nông Cống; và một số nội dung quan trọng khác.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi phát biểu tại hội nghị.
Ngày 11/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục làm việc ngày thứ hai, cho ý kiến vào các đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Hội nghị lần thứ 27, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc
Sáng ngày 3/4, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức Hội nghị lần thứ 27, khóa 26, nhiệm kỳ 2020-2025, để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2025.

Hàm Rồng Chiến thắng mãi là bản anh hùng ca bất tử
Tối 3/4/2025, tỉnh Thanh Hoá tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025). Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại buổi lễ ý nghĩa này!

Chủ tịch Khamtay Siphandone: Nhà lãnh đạo xuất sắc của Lào, người bạn lớn của Việt Nam
Chủ tịch Khamtay Siphandone là một trong những lãnh đạo Lào luôn có quan hệ gần gũi, gắn bó với các nhà lãnh đạo Việt Nam ở mọi thời kỳ, là người luôn quan tâm vun đắp quan hệ Lào-Việt Nam.
![[Infographic] Những cống hiến to lớn của đồng chí Khamtay Siphandone đối với sự nghiệp cách mạng Lào](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/4/3/nhdongchikhamtaisiphandone821924-822024vilanhdaogopphanvundapchomoiquanhevietnam-lao7217498-1920x1079-1743687632344388537308-0-33-359-607-crop-17436876399281445308606.png)
[Infographic] Những cống hiến to lớn của đồng chí Khamtay Siphandone đối với sự nghiệp cách mạng Lào
Trong cả cuộc đời, đồng chí Khamtay Siphandone đã cống hiến trí tuệ, sức lực vì sự nghiệp cách mạng của đảng Nhân dân cách mạng Lào, vì sự phát triển của đất nước và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân Lào các dân tộc.

Việt Nam trân trọng sự cống hiến to lớn của đồng chí Khamtay Siphandone cho quan hệ Việt-Lào
Đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào, là một người bạn lớn, người đồng chí, anh em vô cùng thân thiết của nhân dân Việt Nam, từng sát cánh cùng nhân dân Việt Nam trong những cuộc kháng chiến trường kỳ của hai dân tộc Lào và Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu Đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.

Trung tâm Giáo dục Truyền thống và Lịch sử tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống
Nhân kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng, sáng ngày 3/4, Trung tâm Giáo dục Truyền thống và Lịch sử (thuộc Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam) đã tổ chức các hoạt động tri ân tại tượng đài Thanh niên xung phong chiến thắng và nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa.

Chương trình nghệ thuật “60 năm bản hùng ca Hàm Rồng”
Nhân kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025), tối ngày 2/4, tại quảng trường Hàm Rồng, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Thanh Hóa tổ chức chương trình nghệ thuật “60 năm bản hùng ca Hàm Rồng”. Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tới dự chương trình.

Hội đồng tư vấn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh triển khai công tác năm 2025
Sáng ngày 3/4, đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh đã chủ trì hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Hội đồng tư vấn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm việc với Tỉnh uỷ Thanh Hoá
Sáng ngày 3/4, đoàn công tác của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do Giáo sư, Tiến sỹ Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện làm trưởng đoàn đã làm việc với Tỉnh uỷ Thanh Hoá về thực trạng nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở tỉnh Thanh Hoá.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.