Huyện Thạch Thành phấn đấu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thạch Thành lần thứ XXV nhiệm kỳ 2020- 2025 xác định phát triển du lịch là 1 trong 3 chương trình trọng tâm. Trong 2 năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Thạch Thành đã có nhiều nỗ lực để cụ thể hóa và triển khai thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết, với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu qủa để khai thác, phát huy tiềm năng du lịch, từng bước đưa du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Xác định phát triển hạ tầng là khâu đột phá để dẫn đường cho du lịch phát triển, huyện Thạch Thành đã tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư; tăng cường thông tin, quảng bá tiềm năng thế mạnh, ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch của huyện. Huyện cũng tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương và của tỉnh để thu hút, lồng ghép các nguồn vốn đầu xây dựng hạ tầng du lịch, kịp thời hỗ trợ và giải quyết các khó khăn, vướng mắc để cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư các dự án du lịchtrên địa bàn.

Là địa phương có tiềm năng về du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, xã Thành Minh đã sớm xây dựng, ban hành chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2020 - 2025. Đặc biệt, năm 2020, sau khi dự án du lịch và nghỉ dưỡng sinh thái suối khoáng nóng do Công ty TNHH Xuân Lộc Thọ đầu tư, với tổng số vốn hơn 610 tỉ đồng được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, xã Thành Minh đã chủ động phối hợp, tạo mọi điều kiện để hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Ông Trương Văn Tiên, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Minh, huyện Thạch Thành cho biết: "Chúng tôi hết sức tạo điều kiện để công ty triển khai dự án trên địa bàn. Ngoài suối nước nóng, xã Thành Minh còn có thác Đẹn cũng đang kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm năng để phát triển mảng du lịch sinh thái trên vùng Sú, thác Đẹn. Hy vọng của Nhân dân và chính quyền địa phương là du lịch sẽ khởi sắc khi có những nhà đầu tư về với địa phương".

Phối cảnh dự án Khu du lịch và nghỉ dưỡng sinh thái suối khoáng nóng
Theo quy hoạch, dự án Khu du lịch và nghỉ dưỡng sinh thái suối khoáng nóng sẽ được Công ty TNHH Xuân Lộc Thọ đầu tư trên tổng diện tích 48,8 ha, với nhiều hạng mục công trình, tạo thành một khu nghỉ dưỡng sinh thái đẳng cấp gồm các dịch vụ vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe, bể bơi vô cực, bể bơi nước khoáng nóng trong nhà, hệ thống tắm khoáng onsen... Từ nay đến năm 2024, chủ đầu tư sẽ hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan và đưa vào sử dụng 50% công suất. Trong giai đoạn từ 2024 đến 2026, dự án sẽ hoàn thành 100%, được kỳ vọng tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho du lịch của huyện Thạch Thành.
Ông Đỗ Giang Long, Giám đốc Công ty TNHH Xuân Lộc Thọ cho biết: "Trong quá trình chuẩn bị đầu tư, các thủ tục đất đai cũng nhận được sự phối hợp nhiệt tình, cởi mở, thủ tục hành chính nhanh, thủ tục pháp lý nhanh gọn đảm bảo tiến độ dự án. Đặc biệt nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ xã đến huyện, hiện nay đang hoàn thiện thủ tục giải phóng mặt bằng giao đất để chúng tôi yên tâm đầu tư xây dựng".
Đến nay, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Thạch Thành đã đầu tư 134 tỷ đồng thực hiện dự giao thông kết nối đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn như: Tuyến giao thông từ đường Hồ Chí Minh đến điểm du lịch thác Mây, xã Thạch Lâm; tuyến đường từ Quốc lộ 217B đến Di tích quốc gia đặc biệt hang Con Moong, xã Thành Yên…vv. Cùng với đó, huyện Thạch Thành đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng Trụ sở Ban quản lý Di tích quốc gia đặc biệt hang Con Moong; tu bổ, tôn tạo Di tích chiến khu du kích Ngọc Trạo và đầu tư cải tạo, nâng cấp các thiết chế văn hóa, các công trình hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.

Đến nay, huyện Thạch Thành đã thu hút được một số dự án du lịch quy mô lớn, với tổng vốn đăng ký khoảng 850 tỷ đồng; điển hình như: Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái suối khoáng nóng xã Thành Minh với số vốn đầu tư hơn 610 tỷ đồng; dự án Thiền viện Tịnh Lạc, thị trấn Vân Du với tổng vốn đầu tư 104 tỷ đồng; dự án khu du lịch sinh thái hồ Cầu Mùn, thị trấn Vân Du với mức đầu tư khoảng 50 tỷ đồng; dự án khu dịch vụ du lịch cộng đồng Memorina Thác Mây Ecologe, xã Thạch Lâm khoảng 88 tỷ đồng...vv.. Hiện nay, các dự án này đang thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng, trong tương lai gần sẽ là những điểm nhấn để tạo sức bật cho ngành du lịch của huyện phát triển đột phá.
Ông Đinh Văn Công - Bí thư Đảng uỷ xã Thành Yên, huyện Thạch Thành cho biết: "Chúng tôi tập trung vào công tác bảo vệ hang Con Moong, bảo vệ các hố đào để phục vụ khai quật sau này. Thứ 2 nữa là phải bảo vệ rừng và môi trường, nhiệm vụ chính trị nhiệm vụ bảo vệ rừng là bảo vệ di tích. Chúng tôi cũng đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền kết nối các tour du lịch để thu hút du khách đến thăm quan hang Con Moong".

Xác định việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa lịch gắn với phát triển du lịch là nhiệm vụ quan trọng; các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Thạch Thành đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các hoạt động bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn huyện. Đặc biệt, trên cơ sở thực hiện Kết luận số 82 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo của cấp ủy về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh giai đoạn 2017-2025; Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, huyện Thạch Thành đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, đề án để phát triển văn hóa, lịch sử, du lịch và sản phẩm văn hóa tiêu biểu. Trong đó chú trọng việc triển khai tổ chức các lễ hội; phục dựng các làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi, trò diễn, nghề truyền thống, bảo tồn trang phục dân tộc. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử gắn với phát triển du lịch cũng đã được cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương đưa vào nghị quyết hàng năm để triển khai thực hiện có hiệu quả.

Xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành có quần thể khu du lịch thác Mây đẹp và hùng vĩ, đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mường với bản sắc văn hóa vô cùng phong phú và độc đáo. Nghị quyết Đại Hội đảng bộ xã Thạch Lâm lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xem chương trình bảo tồn bản sắc, cảnh quan văn hóa gắn với phát triển du lịch là chương trình trọng tâm.
Đặc biệt sau khi UBND huyện Thạch Thành ban hành Quyết định số 4612ngày 16/11/2021 về Quy hoạch phân khu Khu du lịch thác Mây, xã Thạnh Lâm đã đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu về điểm du lịch Thác Mây, tổ chức thành công ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch gắn với khai trương du lịch Thác Mây năm 2022, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng Nhân dân và du khách. Tại sự kiện này, xã Thạch Lâm đã cho phục dựng và trình diễn các tiết mục văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian như ném còn, đánh mảng, bịt mắt đập niêu, đánh đu, nhảy sạp mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường. Ngoài ra còn tổ chức các gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, các món ẩm thực ăn đặc sắc.
Ông Phạm Văn Mạnh - Chủ tịch UBND xã Thành Lâm, huyện Thạch Thành cho biết: "Xã Thạch Lâm có tới 95% đồng bào là người dân tộc Mường, là địa phương lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa nhưng qua thời gian đã bị mai một, nên chúng tôi quyết tâm khôi phục. Ngoài ra Thạch lâm có rất nhiều điều kiện để phát triển du lịch nên chúng tôi sẽ quyết tâm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn".

Với những nỗ lực trong công tác quy hoạch đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, đẩy mạnh quảng bá và phát triển da dạng các loại hình và dịch vụ du lịch, lĩnh vực du lịch của huyện Thạch Thành đang có những bứt phá mới. Dự kiến trong năm 2022, số lượng khách du lịch đạt 125.000 lượt, đạt 200% kế hoạch năm 2022, tăng gấp 4,2 lần so với năm 2021; doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt khoảng hơn 90 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch năm 2022, tăng 1,6 lần so với năm 2021.
Trong thời gian tới, huyện Thạch Thành sẽ tiếp tục thu hút các nguồn lực để xây dựng, nâng cấp hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ để phát triển du lịch. Tập trung nghiên cứu, lập mới một số quy hoạch các điểm, khu du lịch làm cơ sở cho việc hình thành một số sản phẩm du lịch đặc trưng có tính cạnh tranh cao như du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh…

Ông Nguyễn Đình Tam, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành
Ông Nguyễn Đình Tam, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án Phát triển du lịch giai đoạn 20220-2025 tầm nhìn đến năm 2030 tạo cơ chế chính sách để kêu gọi các nhà đầu tư vào các điểm du lịch như phố Cát, thác Voi, thác Mây, từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch, xây dựng các tour tuyến du lịch, đẩy mạnh công tác truyền thông giới thiệu danh lam, thắng cảnh, phát triển các sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch".

Qua 2 năm thực hiện chương trình phát triển du lịch theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ huyện Thạch Thành lần thứ XXV, nhiệm kì 2020 - 2025, huyện Thạch Thành đã và đang đạt được nhiều kết quả tích cực, qua đó góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, biến tiềm năng trở thành lợi thế và nguồn lực để thúc đẩy phát triển ngành Du lịch nói riêng và kinh tế xã hội của huyện nói chung, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Những kết quả này là tiền đề quan trọng để huyện Thạch Thành phấn đấu đến năm 2025 sẽ đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, và Thạch Thành sẽ sớm trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Thanh Hóa.

Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6/2025
Tháng 6 vừa qua, nhu cầu sử dụng điện của đa số các hộ đều tăng cao khiến số tiền phải nộp cũng tăng trông thấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đăng ký biến động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và Môi trường thông báo về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động như sau:

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, toàn tỉnh Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký 12.904 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

6 tháng đầu năm xuất khẩu ngành dệt may Thanh Hoá tăng 16% so với cùng kỳ
Những tháng đầu năm, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 năm 2025 duy trì ở mức thấp
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 cũng như nửa đầu năm 2025 tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, dòng tiền từ dân cư và doanh nghiệp vẫn tiếp tục chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng.

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 12.900 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.