Huyền tích Ba Bông Linh Từ
Sông Mã hùng vĩ nơi thượng nguồn nhưng về vùng hạ lưu lại trở nên điềm tĩnh, bình lặng. Và, trước khi vươn mình ra với biển, con sông đã kịp "tách dòng" tạo nên một ngã ba sông nước sơn kỳ thủy tú, nơi linh khí đất trời ngàn năm hội tụ, thắm đượm huyền tích, truyền thuyết dân gian và mênh mang tình người.
Trên hành trình dòng Mã giang xuôi về với biển, ngã ba Bông được ví như nơi linh khí đất trời ngàn năm hội tụ, sơn kỳ thủy tú, thấm đượm huyền tích, truyền thuyết dân gian, mênh mang tình người. Về với ngã ba Bông - nơi "một tiếng gà gáy 6 huyện cùng nghe", là về với một di tích lịch sử trên 500 tuổi, Đền Ba Bông hay còn gọi là Đền Cô Bơ – một ngôi đền sơn thủy hữu tình nằm trong vùng đất sinh khí linh thiêng của xứ Thanh.
Nếu ví Tống Giang xưa (nay là huyện Hà Trung) trên bản đồ tỉnh Thanh "như một lá cờ đang tung bay trong gió lộng, lớp lớp sóng cờ nổi lên nhấp nhô núi đồi giữa miên man xóm làng đồng ruộng" thì khu vực ngã ba Bông, xã Hà Sơn, huyện Hà Trung chính là nét chấm phá đặc sắc góp phần làm nên linh hồn, khí sắc của ngọn cờ ấy.
Về với ngã ba Bông - vùng đất thanh kê ngũ huyện, trước khi bước vào chốn thiêng, ta sẽ được hòa vào cảnh sắc thiên nhiên nơi đây, với ngã ba sông mênh mang, cô tịch để tìm lại những phút giây thanh thản, lặng yên trong tâm hồn. Thoảng trong gió, mùi trầm hương hòa cùng tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng hát chầu văn như khảm vào bức tranh nơi vùng ngã ba sông nước này những nét vẽ của thời gian.
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Cô Bơ Thoải được thờ vọng ở nhiều nơi trong cả nước nhưng địa danh đền Ba Bông thờ Cô Bơ ở xã Hà Sơn, huyện Hà Trung là nơi chính thờ phát tích Thánh cô. Cô Bơ Thoải được miêu tả là người tài sắc vẹn toàn: "Dù ai đi ngược về xuôi/ Sông bao nhiêu nước thương người bấy nhiêu/ Nhớ xưa tích cũ Lê triều/ Có Cô Bơ thoải mỹ miều thanh tân". Trong dân gian còn lưu truyền nhiều huyền tích về Cô Bơ Bông. Có tài liệu cho rằng, cô là con gái vua Thủy Tề dưới Thủy Cung. Cũng có tài liệu ghi chép rằng, cô là con gái của Long Vương, hầu cận cho Đức Vương Mẫu, giáng sinh xuống trần phổ độ chúng sinh, giúp người giúp đời". Cô Bơ Bông không chỉ có công phò vua, giúp nước mà còn giúp dân "phong điều vũ thuận". Công đức của cô được người dân lưu truyền: "Lê triều sắc tặng gia ban/ Anh hùng thục nữ trung can muôn đời".
Đền Ba Bông thờ Cô Bơ Thoải nằm ngay bên bờ tả cạnh ngã ba sông thuộc đất Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, là địa danh nổi tiếng thu hút du khách đến dâng hương, vãn cảnh, thưởng thức các giá đồng. Đây cũng là một trong những sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt.
Tồn tại cùng lịch sử, trải qua sự tàn phá của khí hậu khắc nghiệt, của chiến tranh, Đền Ba Bông thờ Cô Bơ Thoải cũng qua nhiều phen sóng gió không còn giữ được dáng vẻ như xưa nhưng sự linh thiêng của Thánh Cô thì vẫn còn lưu truyền mãi trong nhân gian.
MC Phương Liên trò chuyện với Nghệ nhân ưu tú – Thủ nhang Đồng đền Nguyễn Văn Chung
Dân gian truyền rằng, Cô Bơ Thoải rất linh thiêng, nếu ai gặp khổ nạn chỉ cần nhất tâm khấn vái, cầu xin thì sẽ được cô phù hộ độ trì, cứu giúp. Chính vì thế mà du khách thập phương đều tìm về cửa cô dâng lễ, dâng hương mong cầu cô ban cho sức khỏe, mọi điều hanh thông, thuận lợi.
Xưa kia, giao thương đi lại chủ yếu là đường thủy, vì thế tàu thuyền khi qua ngã ba sông, không có ai không dừng chân để lên đền Ba Bông thành kính dâng hương cầu xin Cô Bơ Thoải độ cho chắc tay chèo, thuyền xuôi một mái. Ngày nay, dù giao thông đường sông không còn giữ vai trò chính trong đời sống người dân, song, với cảnh sắc sơn thủy hữu tình và sự linh thiêng của di tích, đền Ba Bông vẫn hấp dẫn du khách gần xa. Những năm gần đây, được sự quan tâm của người dân và chính quyền địa phương, ngôi đền đã được tu sửa, tôn tạo khang trang, vừa góp phần gìn giữ những giá trị truyền thống vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh của người. Năm 1992, đền Ba Bông thờ Cô Bơ Thoải được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Ngọ, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Địa phương chúng tôi đã quan tâm, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của địa phương. Chúng tôi chú trọng đến việc hướng dẫn Nhân dân và du khách thực hiện tốt các quy định khi đến dâng hương, vãn cảnh; công tác phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường được thực hiện tốt".
Từ trên đền Ba Bông nhìn ra bến sông, cảnh vật vẫn mang nét ban sơ, dẫn dụ con người về những xúc cảm thanh tịnh cho riêng mình. Khoảnh khắc hành hương về thắng tích Ba Bông, du khách sẽ có những phút giây tạm quên đi sự xô bồ, bon chen, lo lắng của cuộc sống thường nhật để hướng tâm mình đến sự bình thản, an yên. Với tấm lòng thành kính, tri ân tri ân các bậc tiền nhân, trong những năm qua, cảnh quan di tích được thủ nhang đồng đền và các cấp chính quyền địa phương quan tâm đầu tư, tu bổ.
Khu vực ngã ba sông, trước mặt di tích là thảm hoa rộng lớn với nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc thắm. Cùng với đó là nhiều bối cảnh để check – in, tạo nên ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách về một Ba Bông Linh Từ với nhiều huyền tích linh thiêng và tôn kính còn mãi với thời gian.
Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu khi tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch mừng Xuân Ất Tỵ 2025
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Sưu tầm và phổ biến giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trong năm 2024, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với chính quyền các huyện miền núi tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm để hệ thống hóa các phong tục tập quán, văn hóa văn nghệ, diễn xướng dân gian của các dân tộc thiểu số. Một số giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu đã được phục dựng đầy đủ để phổ biến, trao truyền trong cộng đồng.
Triển khai nhiệm công tác văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình năm 2025
Sáng ngày 25/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí: Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hóa sẽ tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trong năm 2025
Chiều ngày 25/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025; kế hoạch liên kết hợp tác phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh.
Miễn phí tham quan Di sản Thành Nhà Hồ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí tham quan Di sản Thành Nhà Hồ cho tất cả du khách trong nước và quốc tế và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, các chương trình biểu diễn nghệ thuật chào đón năm mới.
Một số khu, điểm du lịch thiếu sức hấp dẫn du khách
Ngoài hoạt động tham quan, đến nay một số điểm đến trên địa bàn tỉnh vẫn để khách "cưỡi ngựa xem hoa", thiếu sức hấp dẫn khách, không tạo được sức bật mạnh mẽ. Bởi vậy, các điểm đến này chủ yếu thu hút dòng khách lẻ, khách tự do và chưa thu hút được nguồn khách từ các đơn vị lữ hành, lượng khách luôn nằm top cuối của các địa phương trong tỉnh.
"Thành phố Thanh Hóa xưa và nay" qua những bức ảnh
Diễn ra từ ngày 17/12 đến ngày 22/12/2024, cuộc trưng bày ảnh và giới thiệu cuốn sách ảnh "Thành phố Thanh Hóa xưa và nay" do UBND thành phố Thanh Hóa tổ chức nhân kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố (1994 - 2024) và 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024) đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân cùng du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu.
Giữ gìn và phát huy giá trị lễ hội Đền Đồng Cổ
Lễ hội đền Đồng Cổ là sự kiện văn hóa độc đáo, có lịch sử hàng nghìn năm, gắn với di tích quốc gia Đền Đồng Cổ, ở làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định. Với những giá trị to lớn về văn hoá, lịch sử, mới đây, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã công nhận lễ hội Đền Đồng Cổ là di sản phi vật thể quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng để huyện Yên Định tiếp tục quan tâm giữ gìn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Thành phố Thanh Hóa sẽ bắn pháo hoa “Chào năm mới - 2025”
Tối 31/12/2024, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa sẽ tổ chức chương trình “Chào năm mới - 2025”.
Thúc đẩy phát triển du lịch dịp cuối năm
Những năm qua, với hướng đi đúng đắn, sự đầu tư hợp lý và khai thác tốt những tiềm năng sẵn có, du lịch Thanh Hoá đã và đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, thân thiện đối với du khách trong nước và quốc tế. Tiếp nối thành công của ngành du lịch, những tháng cuối năm, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tăng tốc, tập trung khai thác sản phẩm thế mạnh, đồng thời đưa ra chính sách du lịch hấp dẫn để thu hút khách.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.