Huyền tích đền Phố Cát linh thiêng
Về với thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, ngoài sức hút của cảnh sắc thiên nhiên, du khách không thể bỏ qua di tích và thắng cảnh đền Mẫu Phố Cát – trung tâm sinh hoạt văn hóa – tín ngưỡng độc đáo, nơi gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu trên mảnh đất Thạch Thành nói riêng và xứ Thanh nói chung.
Là huyện miền núi phía Tây Bắc của Thanh Hóa, giáp với tỉnh Hòa Bình, Thạch Thành được bao quanh bởi núi non trùng điệp, rừng xanh thăm thẳm và sông nước mênh mông. Đây là vùng đất đầy hấp dẫn, với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và di tích lịch sử phong phú.
Di tích và thắng cảnh Phố Cát ở thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành không chỉ là một vùng đất của lịch sử và huyền thoại, mà nơi đây còn là trung tâm thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh – nét đẹp truyền thống trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
Phố Cát xưa là căn cứ của cuộc khởi nghĩa nông dân lớn vào thế kỷ XVIII (cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật) chống lại chúa Trịnh. Phố Cát còn là nơi in dấu những bước đường hành quân của các chiến sĩ du kích chiến khu Ngọc Trạo. Là đầu mối và căn cứ quan trọng của chiến khu Hòa – Ninh – Thanh trong suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp.
Bên cạnh yếu tố lịch sử, địa lý và cảnh đẹp, có lẽ yếu tố quan trọng nhất của Phố Cát đó chính là sự ngưỡng mộ của Nhân dân đối với đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh và các sinh hoạt văn hóa tinh thần mang tín ngưỡng dân tộc ở ngôi đền này. Theo truyền thuyết dân gian, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là con gái của Ngọc Hoàng. Vì lỡ tay làm vỡ chén ngọc nên bị đầy xuống trần gian. Sau đó một thời gian, nàng được gọi về trời, nhưng thượng đế rủ lòng thương cho nàng được ở hạ giới để trả nợ trần. Nàng cùng hai tiên nữ giáng hạ ngay giữa vùng Phố Cát, nơi có phong cảnh đẹp mỹ lệ, tốt tươi. Các nữ thần cũng ban nhiều phép lạ cho dân chúng địa phương. Để tỏ lòng biết ơn, Nhân dân đã lập ngôi đền thờ ở lưng chừng núi, phụng thờ hương khói. Vì vậy, nàng được suy tôn là tiên chúa, đệ nhất thành hoàng, mẫu nghi thiên hạ...
Đền Phố Cát được dựng vào khoảng niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786), đến năm 1896 được trùng tu tiền đường, làm giải vũ, tô tượng. Đây cũng là nơi đầu tiên trong cả nước được nhà vua ban tặng sắc phong thần cho Thánh mẫu là Thượng đẳng thần. Từ đó có thể thấy được vị thế đặc biệt của đền Phố Cát trong tín ngưỡng thờ mẫu ở nước ta.
Đền Phố Cát nằm ở lưng chừng núi, thoáng đãng, với thế đất đẹp. Phía trước đền có ba ngọn núi đá gọi là tam thai án ngữ như một bức bình phong. Gần đền có một dòng suối nhỏ, có những hòn non bộ và các thác nước nhỏ chảy qua như khúc nhạc thánh thót bên tai. Đến trước cửa đền thì dòng suối đổ vào một cái vũng như một cái hồ nhỏ. Ở đó có rất nhiều cá chép, cứ vào mùa hội đền, người dân lại bắt gặp từng đàn cá tung tăng bơi lội. Tại đây, Tổng đốc Thanh Hóa đã cho xây một cái tháp vọng ngư hình lục lăng để dành riêng cho vua nhà Nguyễn ngồi thưởng lãm ngắm cá.
Trong thế tay ngai của ngôi đền là các công trình độc lập từ thấp lên cao, gồm sân rồng với nghinh môn 8 mái, cung đệ tam, cung đệ nhị và cung đệ nhất. Mỗi cung có 3 gian thông. 2 gian 2 đầu cung nhị và cung tam làm đường liên cung lên xuống. Bên trong các cung là tượng và các đồ thờ bằng chất liệu rất quý. Bên cạnh công trình chính là nhà khách và tiếp lễ, cổng tam quan, tháp vọng ngư, tường hoa, cây cảnh, cầu cong bằng đá bắc qua suối để khách bộ hành đến đền Quan Giám sát.
Tam quan của đền Phố Cát có kiến trúc rất đẹp và hoàn hảo về mặt thẩm mỹ. Mặc dù là kiến trúc thời Nguyễn nhưng nghệ thuật thể hiện lại đạt ở trình độ rất cao về mọi phương diện. Nó kết hợp kiểu kiến trúc cung đình với kiến trúc truyền thống thật tài tình. Tam quan được làm theo kiểu 2 tầng 8 mái, hai bên tả, hữu đều có bậc tam cấp lượn vòng lên xuống thật uyển chuyển, hòa nhập với cách bố cục hợp lý. Bước lên tầng hai của tam quan, chúng ta có cảm tưởng như đứng trên tháp nghinh phong với một tâm hồn lộng gió và xúc cảm kỳ thú khi ngắm nhìn cảnh trí và tạo vật xung quanh. Cấu trúc và nghệ thuật của tam quan có thể nói uy nghi tráng lệ nhằm đề cao uy quyền của đức Thánh Mẫu. Mặt khác cũng thể hiện được ý niệm, tâm linh truyền thống của dân tộc.
MC Phương Liên trò chuyện với Ông Nguyễn Đình Phi – Thủ nhang Đền Phố Cát, thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành
Những truyền thuyết và lịch sử đan xen đã làm cho di tích Phố Cát vừa gần gũi vừa nhuốm màu huyền thoại, linh thiêng. Câu chuyện về Mẫu đi vào đời sống Nhân dân, vào ca dao, tục ngữ như sự hiện thân của những giá trị tốt đẹp. Để rồi, người phụ nữ vốn là con gái nhà trời ấy đã trở thành "Thánh mẫu", một trong bốn vị thánh "tứ bất tử" trong văn hóa dân gian Việt Nam. Với cảnh quan tuyệt đẹp và giá trị lịch sử, tâm linh sâu sắc, di tích thắng cảnh Phố Cát đã được công nhận là di tích cấp tỉnh vào năm 1998.
Di tích và thắng cảnh Đền Phố Cát không chỉ là điểm tham quan, du lịch văn hóa tâm linh tiêu biểu. Hơn hết, đây là niềm tự hào, khẳng định thêm vai trò, vị thế của xứ Thanh trong dòng chảy văn hóa Việt.
Có gì hot tại Chương trình "Chào năm mới 2025"?
Đêm nay, (ngày 31/12) vào lúc 22h30 tại quảng trường Lam Sơn, Thành phố Thanh Hoá tổ chức chương trình: Chào năm mới 2025. Ngoài màn pháo hoa rực rỡ đón chào năm mới, chương trình có sự xuất hiện các nghệ sĩ nổi tiếng thành danh từ các cuộc thi âm nhạc uy tín trong cả nước.
Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu khi tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch mừng Xuân Ất Tỵ 2025
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Sưu tầm và phổ biến giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trong năm 2024, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với chính quyền các huyện miền núi tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm để hệ thống hóa các phong tục tập quán, văn hóa văn nghệ, diễn xướng dân gian của các dân tộc thiểu số. Một số giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu đã được phục dựng đầy đủ để phổ biến, trao truyền trong cộng đồng.
Triển khai nhiệm công tác văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình năm 2025
Sáng ngày 25/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí: Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hóa sẽ tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trong năm 2025
Chiều ngày 25/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025; kế hoạch liên kết hợp tác phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh.
Miễn phí tham quan Di sản Thành Nhà Hồ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí tham quan Di sản Thành Nhà Hồ cho tất cả du khách trong nước và quốc tế và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, các chương trình biểu diễn nghệ thuật chào đón năm mới.
Một số khu, điểm du lịch thiếu sức hấp dẫn du khách
Ngoài hoạt động tham quan, đến nay một số điểm đến trên địa bàn tỉnh vẫn để khách "cưỡi ngựa xem hoa", thiếu sức hấp dẫn khách, không tạo được sức bật mạnh mẽ. Bởi vậy, các điểm đến này chủ yếu thu hút dòng khách lẻ, khách tự do và chưa thu hút được nguồn khách từ các đơn vị lữ hành, lượng khách luôn nằm top cuối của các địa phương trong tỉnh.
"Thành phố Thanh Hóa xưa và nay" qua những bức ảnh
Diễn ra từ ngày 17/12 đến ngày 22/12/2024, cuộc trưng bày ảnh và giới thiệu cuốn sách ảnh "Thành phố Thanh Hóa xưa và nay" do UBND thành phố Thanh Hóa tổ chức nhân kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố (1994 - 2024) và 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024) đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân cùng du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu.
Giữ gìn và phát huy giá trị lễ hội Đền Đồng Cổ
Lễ hội đền Đồng Cổ là sự kiện văn hóa độc đáo, có lịch sử hàng nghìn năm, gắn với di tích quốc gia Đền Đồng Cổ, ở làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định. Với những giá trị to lớn về văn hoá, lịch sử, mới đây, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã công nhận lễ hội Đền Đồng Cổ là di sản phi vật thể quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng để huyện Yên Định tiếp tục quan tâm giữ gìn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Thành phố Thanh Hóa sẽ bắn pháo hoa “Chào năm mới - 2025”
Tối 31/12/2024, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa sẽ tổ chức chương trình “Chào năm mới - 2025”.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.