Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
Thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tính đến tháng 3/2025, huyện Yên Định đã có 41 sản phẩm đạt OCOP 3 đến 4 sao. Các sản phẩm được công nhận đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Sau khi tốt nghiệp Đại học, anh Trịnh Đình Nhạc, ở thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định về quê khởi nghiệp bằng nghề làm miến gạo. Đây vốn là nghề được nhiều người dân địa phương làm nhưng chủ yếu để phục vụ cho gia đình và tiêu thụ trong xã, sản phẩm chưa được nhiều người biết đến. Quyết tâm đưa sản phẩm quê hương trở thành sản phẩm hàng hóa, anh Nhạc đã đầu tư máy móc, mở rộng nhà xưởng và phát triển sản phẩm miến gạo Quý Lộc thành sản phẩm OCOP 3 sao từ năm 2021 và được công nhận lại năm 2024. Trung bình mỗi năm, cơ sở sản xuất khoảng 65 tấn miến, thu nhập hơn 1 tỷ đồng, tạo việc làm cho 5 lao động trên địa bàn.

Anh Trịnh Ngọc Nhạc, Thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trước khi chưa làm OCOP thì chủ yếu tiêu thụ trong huyện, khi làm OCOP chú trọng đầu tư chất lượng, tem nhãn, nhiều người biết, từ đó nâng cao doanh thu, lợi nhuận cho cơ sở".
Đầu tư nuôi Yến sào tại tỉnh Bình Phước từ năm 2019, nhưng chủ yếu là bán tổ yến thô, đến năm 2023, gia đình chị Lê Thị Minh, ở thọ trấn Quán Lào, huyện Yên Định quyết định đầu tư thiết bị, máy móc để cho ra đời các sản phẩm chế biến từ yến. Đến nay, cơ sở của chị đã có 2 sản phẩm được công nhân OCOP gồm: Yến chưng nguyên vị và Yến chưng ngũ vị. Nhờ xây dựng OCOP, sản phẩm của chị Minh được nhiều người biết đến hơn.

Chị Lê Thị Minh, Khu phố 4, Thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định cho biết thêm: "Mong muốn đưa sản phẩm nhiều người biết hơn".
Để khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP, cùng với thực hiện các chính sách của tỉnh, huyện Yên Định đã đẩy mạnh tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa chương trình OCOP, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tập huấn, tạo điều kiện cho các chủ thể có sản phẩm tiềm năng, sản phẩm OCOP tham gia hoạt động trưng bày, quảng bá giới thiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm... Bên cạnh việc khai thác giá trị văn hóa bản địa, thế mạnh địa phương để phát triển sản phẩm OCOP tại các làng nghề, làng nghề nghề truyền thống, nhiều chủ thể đã phát triển thành công các sản phẩm mới. Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP không ngừng được hoàn thiện, nâng cấp về quy mô, chất lượng, quy trình sản xuất, chế biến cũng như mẫu mã bao bì, hệ thống nhận diện thương hiệu. Hiệu quả kinh tế của các sản phẩm sau khi được công nhận OCOP tăng từ 15 - 20% so với trước đó. Đồng thời, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Bà Lê Thị Luyện, Thôn Yên Thôn, xã Định Tiến, huyện Yên Định chia sẻ: "Tôi làm ở đây vẫn làm được ruộng, làm thêm cả ngày thì được hơn 200 nghìn, kinh tế ổn định".

Ông Nguyễn Hùng Thúy, Chủ tịch UBND xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Hùng Thúy, Chủ tịch UBND xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi luôn quan tâm để các chủ hộ có sản phẩm đạt OCOP 3 sao để sản phẩm vươn ra thị trường, cải thiện đời sống, tăng thu nhập. Đây cũng là tiêu chí xây dựng Nông thôn mới".
Tính đến tháng 3/2025, huyện Yên Định có 41 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP. Thông qua xây dựng sản phẩm OCOP, không chỉ giúp địa phương khai thác tốt tài nguyên, mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động trên địa bàn.

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026
Chính phủ vừa tiếp tục trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Thời gian áp dụng từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026.

Giá xăng tăng vọt, RON 95 vượt 19.000 đồng/lít
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (24/4) đảo chiều đi lên sau hai lần được điều chỉnh giảm. Giá xăng RON 95 tăng vượt mốc 19.000 đồng/lít.

Kích cầu tiêu dùng hàng hóa dịp lễ 30/4 - 1/5
Nhằm kích cầu mua sắm trong dịp lễ 30/4 - 1/5, hiện nay, nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá lớn.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam cao nhất 4 năm qua
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm trong tuần qua do đồng nội tệ yếu. Trong khi đó, giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm nhờ nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung hạn chế.

Mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở
Thị trường bất động sản nhà ở trong quý đầu năm 2025 đang trong tình trạng mất cân đối. Phân khúc căn hộ cao cấp tiếp tục chiếm ưu thế, kéo theo mặt bằng giá nhà ở ngày càng tăng cao.

Giá xăng tiếp đà giảm, RON 95 xuống dưới 19.000 đồng/lít
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (17/4) tiếp tục đi xuống theo đà giảm từ tuần trước. Giá xăng RON 95 đã mất mốc 19.000 đồng/lít.

Siết chặt nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu
Trước những biến động khó lường của thương mại toàn cầu, Bộ Công Thương vừa có công văn lưu ý các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu, tăng cường kiểm soát nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Thanh Hóa hiện có hơn 600 sản phẩm OCOP từ 3- 5 sao. Sau khi đạt chuẩn, các chủ thể sản xuất đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ. Từ đó, giúp nâng cao giá trị kinh tế, đưa các sản phẩm OCOP của Thanh Hóa ngày càng vươn xa hơn.

Giảm tới gần 2.000 đồng/lít, giá xăng dầu lập đáy mới
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (10/4) được điều chỉnh giảm mạnh sau 3 lần tăng liên tiếp. Giá xăng RON 95 về sát mức 19.000 đồng/lít.

Giá lợn hơi tăng tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc
Theo các chuyên gia thị trường, giá lợn hơi trong nước có thể tiếp tục tăng nhẹ trong những ngày tới nếu nguồn cung không tăng trở lại.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.