Kết nối giao thông, mở rộng không gian phát triển
Ngày 2/9, 3 dự án thành phần của dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông gồm: 10km cuối cùng của đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45, tuyến Quốc lộ 45 – Nghi Sơn và Nghi Sơn – Diễn Châu sẽ chính thức thông xe, khơi thông thêm một huyết mạch giao thông quan trọng xuyên suốt địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo trục Bắc - Nam. Để khai thác, phát huy tốt nhất hiệu quả của tuyến đường, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đầu tư xây dựng hệ thống giao thông kết nối từ cao tốc Bắc – Nam đến các tuyến giao thông quan trọng và các khu vực trên địa bàn tỉnh, từ đó mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội, chủ động đón bắt những cơ hội hợp tác liên vùng, liên tỉnh và liên khu vực.
Ngay từ khi đóng góp ý kiến vào thiết kế kỹ thuật cao tốc Bắc – Nam, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đề xuất Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ bổ sung thêm 2 nút giao trên địa bàn tỉnh, nhằm tăng tính kết nối giữa cao tốc với các tuyến đường trọng điểm của tỉnh, mở rộng thêm không gian phát triển của các địa phương. Như vậy, dọc chiều dài 98,8km cao tốc Bắc – Nam qua Thanh Hóa, có 7 nút giao giữa cao tốc và các trục giao thông trọng yếu.

Thanh Hóa cũng đã đầu tư hơn 8.300 tỷ đồng xây dựng mới 4 tuyến và nâng cấp, cải tạo 1 tuyến đường nhằm kết nối cao tốc Bắc – Nam với các trục đường chính của tỉnh và khu vực cảng biển, cảng hàng không, tạo động lực phát triển các đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và nông nghiệp công nghệ cao.
Ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết hướng chỉ đạo các địa phương chủ động đầu tư đường kết nối đảm bảo đồng bộ, phát huy hiệu quả tối đa cao tốc
Cùng với sự đầu tư của tỉnh, các địa phương trong tỉnh cũng chủ động bố trí nguồn lực đầu tư hệ thống giao thông kết nối với cao tốc Bắc Nam, kể cả những huyện không có tuyến đường cao tốc chạy qua địa bàn. Đây là tuyến đường từ Quốc lộ 1A thuộc địa bàn huyện Hoằng Hóa đi Quốc lộ 45 thuộc huyện Thiệu Hóa, kết nối với nút giao Thiệu Giang thuộc cao tốc Bắc – Nam. Sau khi hoàn thành, sẽ tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của khu vực phía Tây Bắc huyện Hoằng Hóa. Đây cũng là tiền đề quan trọng để hình thành nên các khu công nghiệp, khu đô thị mới trên địa bàn.


Ông Lê Văn Cường, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Văn Cường, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đã chủ động đầu tư hạ tầng, coi giao thông là bước đầu tiên để lập quy hoạch, thiết kế các khu công nghiệp. Sắp tới cũng đề nghị tỉnh xây dựng tuyến kết nối Quốc lộ 10, tuyến đường dẫn về biển Hải Tiến để phát huy được hết tiềm năng phát triển".
Theo kế hoạch, đến năm 2026, tỉnh Thanh Hóa sẽ hoàn thiện hệ thống giao thông trục ngang kết nối trực tiếp với cao tốc Bắc – Nam, gồm: Đường nối Quốc lộ 1 với Quốc lộ 45 kết nối với nút giao Thiệu Giang; tuyến nối thành phố Thanh Hóa với Cảng hàng không Thọ Xuân kết nối với nút giao Đồng Thắng; Đường Vạn Thiện – Bến En kết nối với nút giao Vạn Thiện; Đường từ nút giao Đông Xuân đi Thành phố Thanh Hóa – Đoạn Đông Thanh – Đông Minh và đường nối cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1 đi cảng Nghi Sơn, kết nối đến nút giao Nghi Sơn.

Ngoài ra, tỉnh cũng đang tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm khác như đường nối Quốc lộ 217 với Quốc lộ 45 và Quốc lộ 47; đường giao thông từ Khu công nghiệp Bỉm Sơn đến đường ven biển thuộc địa bàn huyện Nga Sơn…

Ông Nguyễn Đức Trung, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Cao tốc Bắc - Nam đi vào sử dụng cùng với tuyến đường địa phương chắc chắn sẽ đem lại những bước phát triển đột phá về kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của Thanh Hóa".

Bà Vương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa
Bà Vương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Khi mạng lưới hạ tầng giao thông của tỉnh kết nối đồng bộ với cao tốc, kỳ vọng tạo đột phá trong việc thu hút khách du lịch và nhà đầu tư du lịch, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn".
Việc đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông không chỉ giúp tăng cường tính kết nối giữa các khu vực trong tỉnh và giữa Thanh Hóa với các địa phương trong cả nước, tạo động lực để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội; mà còn góp phần thực hiện thành công khâu đột phá về hạ tầng của nhiệm kỳ 2020 – 2025 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19 đã đề ra.

Đồng thuận trước chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở; các địa phương trên cả nước đang khẩn trương thực hiện việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã. Tại Thanh Hóa, ngay khi bắt đầu triển khai, chủ trương này đã nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng cao từ phía người dân.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã: Vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của Nhân dân
Chiều ngày 22/4, thành phố Thanh Hóa tổ chức hội nghị lắng nghe ý kiến của cử tri và Nhân dân phường Đông Vệ về một số vấn đề liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Thanh Hóa; các đồng chí lãnh đạo tỉnh và thành phố Thanh Hóa.

Thủ tướng gửi điện chia buồn về việc Giáo hoàng qua đời
Được tin Giáo hoàng Francis vừa qua đời, ngày 21/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn đến Thủ tướng Tòa thánh Vatican, Hồng y Pietro Parolin.

Tỉnh Thanh Hóa giảm từ 547 xã, phường, thị trấn xuống còn 166 xã, phường
Ngày 19/4/2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ra Kết luận về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trong tỉnh. Theo đó, số đơn vị hành chính cấp xã giảm từ 547 xã, phường, thị trấn xuống còn 166 xã, phường; tương ứng giảm 69,65%. Cụ thể như sau:

Thanh Hóa dồn sức trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ, Chính quyền, Nhân dân và lực lượng vũ trang Thanh Hoá muôn người cùng ý chí, ra sức xây dựng hậu phương vững mạnh về mọi mặt. Nhiều phong trào thi đua yêu nước đã diễn ra sôi nổi nhằm bảo vệ vững chắc hậu phương lớn và tăng cường chi cho chiến trường miền Nam, góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Kiên quyết đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Chiều ngày 21/4, Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác Quý 1 năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia dự và chỉ đạo hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo 389 tỉnh; đại diện lãnh đạo các Sở ban ngành là thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh.

Lấy ý kiến cử tri, Nhân dân về sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã
Trong ngày 21/4, các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục lấy ý kiến cử tri và Nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn dự hội nghị lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Sáng ngày 21/4, UBND phường Đông Thịnh, thành phố Thanh Hoá, đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri phố Đại Từ 3 về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Thanh Hoá. Dự hội nghị có đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo thành phố Thanh Hóa, phường Đông Thịnh cùng 150 cử tri đại diện cho các hộ gia đình phố Đại Từ 3.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên dự hội nghị lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính
Sáng ngày 21/4, UBND phường Ba Đình đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Lê Anh Xuân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ thành phố Thanh Hoá.

75 năm - sứ mệnh vẻ vang của Hội Nhà báo Việt Nam
Trong hành trình 75 năm lịch sử, Hội Nhà báo Việt Nam đã phát huy vai trò là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo, đổi mới phương thức hoạt động, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới: là tiếng nói của Nhân dân, là diễn đàn của xã hội, tích cực tham gia vào công tác giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.