Xiaomi ra mắt smartphone đầu tiên có camera 64 megapixel tại Việt Nam
Chiều 10/10, Xiaomi đã giới thiệu đến thị trường Việt Nam loạt sản phẩm công nghệ mới của hãng bao gồm bộ ba điện thoại mới, trong đó có smartphone sở hữu camera lên tới 64 megapixel, máy lọc không khí và máy bơm điện cầm tay.

Nhấn để phóng to ảnh
Trong 3 chiếc điện thoại vừa được ra mắt, nổi bật nhất là Redmi Note 8 Pro với camera có độ phân giải 64MP. Đây là thiết bị đầu tiên của Xiaomi được trang bị cảm biến 64MP và cũng là thiết bị có camera 64MP đầu tiên tại Việt Nam. Với độ phân giải này, hình chụp từ Redmi Note 8 Pro có thể in ra với chiều cao lên đến 3,26m.

Nhấn để phóng to ảnh
Thiết bị cũng được tích hợp camera góc siêu rộng 8MP, camera macro 2MP và camera độ sâu 2MP. Ở mặt trước, camera selfie 20MP tích hợp AI hỗ trợ selfie, tự nhân diện khung cảnh và mở khóa bằng khuôn mặt.

Nhấn để phóng to ảnh
Về thiết kế, máy được trang bị kính cường lực Gorilla Glass 5 cả mặt trước và mặt sau, nó có thể chịu va đập tốt. Ngoài ra, thiết bị cũng hỗ trợ chống nước IP52, màn hình 6.53 inch Full HD đạt chứng chỉ ánh sáng xanh thấp bảo vệ mắt người dùng.

Nhấn để phóng to ảnh
Về cấu hình, sản phẩm sử dụng con chip 8 nhân Helio G90T xung nhịp 2.05 GHz, được làm mát bằng chất lỏng LiquidCool, RAM 6GB cùng viên pin 4.500 mAh, hỗ trợ công nghệ sạc nhanh 18W.

Nhấn để phóng to ảnh
Redmi Note 8 Pro có 3 màu sắc là Xám khoáng thạch, Trắng ngọc trai và Xanh rừng thẳm. Sản phẩm sẽ có giá là 5,990,000VNĐ và 6,990,000VNĐ cho lần lượt 2 phiên bản 64GB/128GB bộ nhớ trong.

Nhấn để phóng to ảnh
Ngoài Redmi Note 8 Pro, 2 chiếc điện thoại còn lại cùng ra mắt gồm có Redmi Note 8 là bản nâng cấp của người tiền nhiệm Redmi Note 7 và Redmi 8 gây ấn tượng với viên pin có dung lượng 5000mAh.

Nhấn để phóng to ảnh
Ngoài việc cho ra mắt điện thoại mới, Xiaomi cũng bổ sung thêm 2 sản phẩm nữa trong hệ sinh thái của mình gồm máy lọc không khí Mi Air Purifier 3H có khả năng loại bỏ 99,97% bụi mịn và máy bơm điện cầm tay Mi Electric Air Compressor có thể bơm cho bánh của xe đạp đường trường, xe máy, xe hơi và các loại bóng thể thao.
Theo Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kỳ vọng thúc đẩy chuyển đổi số từ Nghị quyết 57
Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị là một văn kiện chiến lược nhằm tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Việt Nam. Trong đó, với chuyển đổi số - nhiệm vụ đang được triển khai sâu rộng, Nghị quyết 57 sẽ là định hướng quan trọng, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số tại Thanh Hóa trong thời gian tới.

Ứng dụng công nghệ để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước
Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đến hết năm 2025, 100% dân số khu vực đô thị, 65% dân số khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch tập trung. Do vậy, các đơn vị, doanh nghiệp vận hành nhà máy nước trên địa bàn tỉnh đang tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý hệ thống cấp nước; nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về nước sạch.

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đã đi vào hoạt động
Tuyến cáp quang biển ADC cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel đưa vào vận hành. Dung lượng tối đa của ADC là 50Tbps, lớn nhất Việt Nam và bằng 125% lần tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam trước khi tuyến ADC vận hành.

Khẩn trương số hóa tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
Bộ Nội vụ vừa ban hành văn bản đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ số hóa tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo Văn hóa – Nghệ thuật
Sáng 25/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với Câu lạc bộ khối trường đào tạo Văn hóa - Nghệ thuật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo văn hoá - nghệ thuật". Tiến sỹ Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh dự và phát biểu tại hội thảo.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất đường phèn
Năm 2017, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) đã chính thức đầu tư xây dựng Nhà máy đường Organic tại Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư trên 43 tỷ đồng. Nhờ đầu tư thiết bị hiện đại và ứng dung khoa học công nghệ vào sản xuất, nhiều sản phẩm đường phèn của Nhà máy đường Organic Lam Sơn không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Zalo là ứng dụng có số lượt tải lớn nhất Việt Nam
Theo báo cáo thường niên đánh giá về thị trường Internet và ngành công nghiệp số hóa vừa được We Are Social và Melwater công bố, Zalo là ứng dụng có lượt tải về lớn nhất tại Việt Nam, số liệu ghi nhận trong 3 tháng từ 1/9-30/11/2024.

Bổ sung băng tần, tăng tốc độ Internet WiFi tại Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa phê duyệt quy hoạch, bổ sung 500MHz phổ tần trong băng tần 6GHz cho các thiết bị mạng nội bộ không dây, thường được biết đến là WiFi, hoạt động theo hình thức miễn cấp phép.

Hiệu quả từ các mô hình Hợp tác xã
Với tư duy cách làm mới, nhiều Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Việc làm chủ công nghệ, ứng dụng các thiết bị thông minh đã góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chuẩn bị ứng dụng sinh trắc học VNeID tại 6 cảng hàng không
Trong báo cáo Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử về lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các cảng hàng không, mới đây Bộ Xây dựng đã đưa ra lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các sân bay.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.