Khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá
Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ; chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một trong 3 khâu đột phá được Đảng bội tỉnh Thanh Hoá xác định trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. Vì vậy, Nghị Quyết số 20 ngày 17/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh được coi là bước thể chế hoá kịp thời nhằm khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2021 - 2025.
Công ty TNHH Phương Linh, thành phố Thanh Hoá là đơn vị đầu tiên được hỗ trợ kinh phí từ chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ theo Nghị quyết số 20 của HĐND tỉnh Thanh Hóa. Với nguồn hỗ trợ 627 triệu đồng, công ty đã đầu tư phòng xét nghiệm, ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị.
Từ đây, bệnh viện có thể phân tích được tất cả các mẫu bệnh phẩm, thay vì phải gửi đi các cơ sở y tế tuyến trên như trước đây.
Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Viết Huấn - Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Phúc Thịnh cho biết: "Với nguồn hỗ trợ này, công ty không chỉ mạnh dạn đầu tư thiết bị, nâng cao năng lực khám chữa bệnh mà còn giúp người bệnh được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao, hạn chế phải chuyển viện lên tuyến trên".
Nghị quyết số 20 của HĐND tỉnh quy định 5 nội dung hỗ trợ là hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật cao trong khám bệnh, chữa bệnh; ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thẻ chân trắng; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chế biến lúa gạo theo chuỗi giá trị hàng hoá quy mô lớn; hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ cao trong bảo quản chế biến nông, lâm, thuỷ sản và hỗ trợ đầu tư mới hoặc dổi mới công nghệ - thiết bị sản xuất cát nhân tạo hay còn gọi là cát nghiền.
Mức hỗ trợ tuỳ theo từng nội dung và được áp dựng theo tỷ lệ 30% trên tổng giá trị đầu tư và mức hõ trợ tối đa không quá 5 tỷ đồng/1 tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân.
Ông Nguyễn Hồng Phong - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Tổng giám đốc tổng Công ty công nông nghiệp Tiến Nông cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng khi tiếp nhận thông tin tỉnh có chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ. Cái này rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ mạnh dạn đầu tư nâng cao hiệu quả và gía trị sản xuất và phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ"
Nghị quyết số 20 của HĐND tỉnh Thanh Hóa dựa trên quan điểm: hoạt động khoa học và công nghệ phải được đẩy mạnh ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, trong đó các tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã là trung tâm, đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; khai thác tối đa, hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho khoa học công nghệ. Tuy nhiên, đến nay số sổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân tiếp cận các chính sách này chưa được nhiều.
Ông Nguyễn Ngọc Tuý- Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Thanh Hoá cho biết: "Chuẩn bị tiền đề cho việc thực hiện thắng lợi Nghị quết Đại hội Đảng bộ tỉnh, chúng tôi tiếp tục triển khai thực hiện có hiẹu qủa Nghị quyết số 20 của HĐND tỉnh, làm sao cho 5 chính sách mà HĐND tỉnh phê duyệt đến được với người dân, doanh nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xất kinh doanh sau dịch Covid- 19 và ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá cua doanh nghiệp".
Nghị quyết 20 của HĐND tỉnh Thanh Hóa nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ; chú trọng đổi mới sáng tạo; chủ động, tích cực tham gia và ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025. Vì vậy, việc có nhiều tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân tiếp cận các chính sách của Nghị quyết 20 sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình này và góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.