Kích cầu hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng Nghi Sơn
Để kích cầu hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua cảng Nghi Sơn, ngày 13/7/2022, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 248 về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua cảng Nghi Sơn. Đồng hành cùng doanh nghiệp, ngành Hải quan Thanh Hóa cũng thực hiện nhiều giải pháp thiết thực tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu qua cảng.
Theo Nghị quyết số 248 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, tỉnh tăng mức hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế qua Cảng Nghi Sơn lên 500 triệu đồng/chuyến, tăng 300 triệu đồng/chuyến so với chính sách hỗ trợ trước đây; hỗ trợ các phương tiện vận tải nội địa bằng container với mức 300 triệu đồng/ chuyến.

Đồng thời, bổ sung nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xuất nhập, khẩu hàng hóa bằng container qua cảng Nghi Sơn, mở tờ khai Hải quan tại Nghi Sơn. Thực tế cho thấy, các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 248 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tạo sức hút đối với các hãng tàu, đơn vị logictics và doanh nghiệp thực hiện vận chuyển hàng hóa qua cảng. Ngoài hãng tàu CMA-CG, đã có thêm hãng tàu VIMC mở tuyến tàu container tại cảng Nghi Sơn. Một số doanh nghiệp hoạt động tại các tỉnh lân cận đã đăng ký làm thủ tục tại Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Nghi Sơn.

Ông Lê Hồng Phong - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Hồng Phong - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chi cục hải quan đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp, chúng tôi nhận thức được vai trò trách nhiệm trong triển khai nghị quyết, đặc biệt đến doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, tổ chức nhiều đối thoại trực tiếp đến doanh nghiệp, vận động tạo thuận lợi,..kêu gọi thêm hãng tàu vào khảo sát đánh giá,nhiều doanh nghiệp trong khu vực đã thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu qua cảng, các doanh nghiệp đánh giá cao sự đồng hành hỗ trợ".
Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đạt khoảng 47,7 triệu tấn hàng hóa thông qua Cảng Nghi Sơn. Để thực hiện mục tiêu này, ngành Hải quan Thanh Hóa đã tăng cường phối hợp với đơn vị khai thác dịch vụ cảng hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan, giải quyết các vướng mắc phát sinh, thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để doanh nghiệp thông quan hàng hóa thuận lợi, nhanh chóng.

Trong đó, chú trọng nhóm giải pháp tạo thuận lợi về thủ tục hải quan, áp dụng phương thức điện tử để rút ngắn thời gian, giảm chi phí thủ tục hành chính, tăng cường cán bộ tiếp nhận và xử lý thủ tục thông quan hàng hóa nhằm giảm chi phí lưu kho bãi; tăng cường đối thoại, nắm bắt và xử lý kịp thời khó khăn, vướng mắc, thu hút doanh nghiệp xuất, nhập khẩu qua cảng.
Ông Lê Xuân Cương - Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa
Chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa; hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua cảng Nghi Sơn với mức hỗ trợ cao hơn, đối tượng thụ hưởng đa dạng hơn đã và đang tạo lực hút các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa qua cảng. Cùng với chính sách trên, Cục Hải quan Thanh Hóa tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng các doanh nghiệp, nhà đầu tư, góp phần phát huy tốt lợi thế, tiềm năng của cảng Nghi Sơn, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh./.

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.