ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nhiều rào cản phát triển mô hình nông lâm kết hợp ở Đắk Lắk

Cần phải có chính sách phù hợp, mới phát huy được vai trò chủ động của nông dân, đẩy mạnh nông lâm kết hợp.

25/01/2019 15:09

Đắk Lắk có lợi thế lớn để phát triển các mô hình nông lâm kết hợp và trên thực tế các mô hình này ở Đắk Lắk đã và đang  mang lại hiệu quả cao về kinh tế, môi trường sinh thái. Tuy nhiên, việc phát triển loại hình kinh tế này phần lớn là do hộ dân tự phát, chưa có chính sách khuyến khích phù hợp của nhà nước.

phat trien mo hinh nong lam ket hop o dak lak: nhieu rao can hinh 1
Mô hình nông lâm kết hợp của gia đình ông Nguyễn Văn Kỳ (trái) tại thôn Yên Thành 1, xã Đắk Nuê, huyện Lắk, tỉnh Đăk Lăk.

Năm 2002, ông Nguyễn Văn Kỳ, ở thôn Yên Thành 1, xã Đắk Nuê, huyện Lắk, nhận 8,5 ha rừng để quản lý và bảo vệ. Trong phần lõi của diện tích nhận khoán, ông đã làm giàu rừng bằng các loại cây gỗ quý như sao đen, sưa. Trên vành đai rừng, ông trồng xen cà phê, cây ăn quả, cau… Với mô hình này, chỉ riêng từ cây trồng xen ven rừng, đã đem lại nguồn thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm, giúp gia đình ông ổn định kinh tế.

"Khi tận dụng đất rừng này thì từ khi điều kiện kinh tế gia đình khó khăn trồng cà phê có thu hoạch, trồng cây ăn trái hàng năm có thu hoạch thêm. Tổng kết hàng năm có bao nhiêu lo cho con ăn học, nhờ trên mảnh đất này  mới có nuôi con ăn học được", ông Kỳ cho hay.

Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, làm nông nghiệp bền vững bằng cách tăng cường đa dạng sinh học trên vườn cây công nghiệp như trồng cây che bóng, cây đai rừng, xen cây ăn quả... được người dân trong tỉnh phát triển rất đa dạng dưới hình thức mô hình cảnh quan nông lâm kết hợp (gồm: rừng tự nhiên, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, ruộng, ao…); nông lâm kết hợp vườn cây công nghiệp (gồm: cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây thân thảo…) mang lại hiệu quả cao.

Nhiều nông hộ đã liên kết với các công ty lâm nghiệp nhận trồng rừng, bảo vệ rừng và đã áp dụng mô hình nông lâm kết hợp, bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ rệt về môi trường và kinh tế. Tuy nhiên, các mô hình này còn mang tính chất rời rạc, chưa có một cơ quan hoặc đơn vị quản lý nào tổng hợp thành cơ sở dữ liệu về nông lâm kết hợp một cách đầy đủ, có hệ thống. Đặc biệt là chưa có cơ chế chính sách cụ thể nào cho vấn đề này.

"Đắk Lắk đã làm thí điểm một số nơi nhưng vấn đề này cần được tổng hợp, định hướng. Đặc biệt, cần trở thành những văn bản pháp quy của nhà nước để các địa phương thống nhất triển khai thực hiện, có hành lang pháp lý như vậy thì mới có cơ sở nhân rộng trong thời gian đến để người dân mới có cơ hội nhận khoán nhưng vẫn tổ chức sản xuất vẫn có thu nhập từ rừng để giải quyết đời sống và góp phần bảo vệ rừng tốt hơn", ông Nguyễn Hoài Dương chia sẻ.

Cùng với đó, sự tách bạch giữa lâm nghiệp và nông nghiệp thành 2 mảng đã làm cho nông lâm kết hợp rơi vào khoảng trống về chính sách cho lĩnh vực này. Đây cũng chính là những rào cản khiến mô hình nông lâm kết hợp không phát huy được tiềm năng vốn có.

Theo ông Nguyễn Tiến Định, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một thực tế là trong tất cả các chủ trương, chính sách chiến lược về phát triển nông nghiệp đều có định hướng phát triển theo hướng chuyên canh, tạo ra những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn gắn với chế biến. Trong khi đó, chính sách về lâm nghiệp lại có xu hướng bảo vệ rừng và hạn chế tiếp cận các nguồn lực từ rừng. Vì vậy đã tạo ra những khoảng trống về chính sách đối với nông lâm kết hợp.

"Bên cạnh khoảng trống chưa có chính sách cho nông lâm kết hợp thì hiện nay những chính sách có liên quan đến nông lâm kết hợp thì hạn chế. Ví dụ như chính sách hỗ trợ tiêu chí trang trại thì hiện nay thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp mới qui định về tiêu chí cho trang trại lâm nghiệp và trang trại nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), nhưng đối với trang trại cả nông lâm kết hợp thì chưa có tiêu chí riêng cụ thể cho nó. Chính vì chưa có tiêu chí riêng nên chính sách hỗ trợ cho nông lâm kết hợp hiện nay triển khai vừa khó vừa không có lại vừa hạn chế", ông Định nêu rõ.

Thực tế tại Đắk Lắk cho thấy, để giúp nâng cao hiệu quả việc áp dụng mô hình nông lâm kết hợp và phát triển trên diện rộng, cần phải xây dựng chính sách phù hợp, nhất là về tín dụng. Đồng thời, tăng cường công tác khuyến lâm về xây dựng mô hình, hỗ trợ kỹ thuật, cải thiện toàn bộ chuỗi giá trị nông lâm kết hợp từ việc cung cấp giống cây cho người dân đến chế biến sau thu hoạch; xây dựng cơ sở dữ liệu nông lâm kết hợp cả nước, phù hợp với từng vùng…

Theo TS. Võ Hùng, Trưởng bộ môn Lâm sinh, Khoa Nông lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên, phải có chính sách phù hợp, mới phát huy được vai trò chủ động của nông dân, đẩy mạnh nông lâm kết hợp.

TS. Hùng cho rằng, vai trò của người nông dân rất quan trọng bởi họ là những người năng động, có trách nhiệm và họ luôn có suy nghĩa làm thế nào để cải tiến cây trồng vật nuôi để mang lại lợi ích kinh tế cao nhất trên chính 1 đơn vị diện tích.

"Vấn đề còn lại là thị trường đầu ra, giá bán như thế nào cơ chế chính sách sử dụng đất và đặc biệt là tiếp cận vốn vay ưu đãi đó là những cái mà cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng nhà nước để thực hiện chức năng này", TS. Hùng nói.

Nông nghiệp và lâm nghiệp ở Tây Nguyên, nhiều năm nay phát triển trong thế đối lập, nông nghiệp lấn át lâm nghiệp, dẫn đến chất lượng môi trường suy giảm nghiêm trọng. Nông lâm kết hợp, chấm dứt đối lập của 2 ngành này đang trở thành rất cấp bách, như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tại Hội nghị toàn quốc về giải pháp ổn định dân di cư tự do và sử dụng đất của các nông lâm trường quốc doanh, cuối năm 2018.

Theo Thủ tướng, nếu làm tốt nông lâm kết hợp, chỉ trong 10 năm, Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung, sẽ hoàn thành 90% mục tiêu về độ che phủ rừng. Thế nhưng, để đạt được điều ấy, Nhà nước cần rà soát, hoàn thiện chính sách, khích lệ được doanh nghiệp và người dân cùng tham gia, nhất là những cộng đồng sống gần rừng./.

Hương Lý/VOV-Tây Nguyên

 

 

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

17:02 , 25/04/2024

Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

07:30 , 25/04/2024

Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 121 sản phẩm OCOP; trong đó có 15 sản phẩm đạt 4 sao. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng và cũng rất khó khăn do nhiều nội dung mới bổ sung của Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021- 2025. Vì thế, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đang phối hợp cùng các địa phương, chủ thể đăng ký tập trung triển khai các nội dung tiêu chí, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

07:29 , 25/04/2024

Từ đầu tháng 4/2024, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện công khai lãi suất cho vay bình quân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Việc công khai lãi suất sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tín dụng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

07:19 , 25/04/2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ nền kinh tế đang tăng trưởng cao, ổn định, thị trường nội địa lớn và nguồn nhân lực trẻ, có trình độ học vấn.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào  doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

07:14 , 25/04/2024

Bộ Tài chính vừa có quyết định về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

07:00 , 25/04/2024

Trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa được ban hành mới đây, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội.

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

22:44 , 24/04/2024

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cấp 164 mã số vùng trồng cho các loại cây trồng, với tổng diện tích trên 1.510 ha.

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

22:41 , 24/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

22:36 , 24/04/2024

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Thanh Hóa đã tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Di ương 800 triệu con tôm giống

Di ương 800 triệu con tôm giống

22:32 , 24/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, các cơ sở kinh doanh tôm giống tại Thanh Hóa đã di ương 800 triệu con tôm giống các loại phục vụ người dân thả nuôi vụ xuân - hè, chủ yếu từ các tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và có giấy kiểm dịch, chứng minh được xuất xứ nguồn gốc giống tôm.