ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Doanh nghiệp nước ngoài cần gì ở nhân lực Việt Nam?

Các DN đang tìm kiếm nhân lực có độ chín nhất định, có khả năng đi ngược dòng, tạo quyết định mang tính sống còn cho DN...

17/09/2019 17:08

Hôm nay (17/9), tại Hà Nội, ManpowerGroup phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo cơ hội và thách thức với nhân lực Việt Nam. Hội thảo nhằm tăng cường nhận thức của doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam về cơ hội và thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam dưới tác động của EVFTA.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc xóa bỏ 99% thuế quan xuất khẩu, EVFTA sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội cạnh tranh về giá cả hàng hóa khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Điều này được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều cơ hội việc làm, gia tăng thu nhập cho người lao động Việt Nam, đặc biệt là các ngành sản xuất như dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản. Tuy nhiên, cũng từ đây, EVFTA có thể sẽ đặt các doanh nghiệp trước những cạnh tranh về nguồn lao động cũng như thách thức về nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng hàng hóa, dịch vụ của thị trường châu Âu.

Các hiệp định thương mại mở ra nhiều cơ hội song cũng đem đến nhiều thách thức về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. (Ảnh minh họa, nguồn: Lao động)
Các hiệp định thương mại mở ra nhiều cơ hội song cũng đem đến nhiều thách thức về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. (Ảnh minh họa, nguồn: Lao động)

Ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho rằng, khi Hiệp định thương mại tự do giữa liên minh châu Âu và Việt Nam có hiệu lực, các doanh nghiệp châu Âu sẽ có sự phân phối lại quá trình sản xuất giữa khu vực châu Âu và châu Á. Việt Nam được chọn là điểm đến ưu tiên cho việc đầu tư của các doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp có thể tăng cường các hoạt động thu mua nông sản của Việt Nam để xuất khẩu sang châu Âu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp châu Âu cũng sẽ hướng tới đầu tư vào các ngành cần nhiều lao động như dệt may, da giày tại Việt Nam. Trong tầm nhìn dài hạn, có thể hướng tới sản xuất những sản phẩm có độ phức tạp cao hơn như dược phẩm, thậm chí có thể có sự chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam, do Việt Nam có ưu thế hơn về giá nhân công.

Đây được coi là cơ hội cho thị trường Việt Nam, tuy nhiên ông Minh cũng cho rằng, đặc thù hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu phần lớn dựa vào công nghệ, do đó, yêu cầu của các doanh nghiệp châu Âu không chỉ đơn thuần là những lao động giá rẻ, mà còn cần kỹ năng và trình độ chuyên môn cao.

“Đây là vấn đề tồn đọng rất lớn của Việt Nam. Hiện nay chúng ta vẫn chưa giải quyết được bài toán về nâng cao tay nghề và chuyên môn, những kỹ năng cần thiết cho người lao động. Doanh nghiệp châu Âu sẽ cần nhiều kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng chuyên ngành, khả năng ngoại ngữ. Các doanh nghiệp cũng kỳ vọng Việt Nam có thể cải thiện chất lượng nguồn nhân lực hiện tại để đáp ứng những đòi hỏi trong bối cảnh hợp tác mới’, ông Minh nhấn mạnh.

Về phía nhà tuyển dụng, ông Phạm Hồng Quân, Giám đốc nhân sự khu vực Châu Á của Piaggio tại Việt Nam cho biết, để đáp ứng được những yêu cầu mới trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, nhân sự cần đáp ứng không chỉ những yêu cầu về trình độ chuyên môn, mà còn cần khả năng định hướng khách hàng, khả năng giải quyết vấn đề tốt, kỹ năng làm việc nhóm.

Một số chuyên gia khác cho rằng, chất lượng nhân lực đang là thách thức lớn với Việt Nam. Những hiệp định thương mại đem đến những cơ hội, nhưng đồng thời cũng sẽ mở ra các cuộc chiến về nhân tài, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có kỹ năng hợp tác, quản lý dự án. Doanh nghiệp nước ngoài đang tìm kiếm những nhân lực có độ chín nhất định, có khả năng đi ngược dòng để chinh phục, khả năng tạo quyết định mang tính sống còn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây lại chưa phải là thế mạnh của nhân lực Việt Nam hiện nay.

Với tâm lý “một nghề thì sống, đống nghề thì chết” của nhiều người Việt, tập trung vào làm tốt một nghề lại trở thành điểm yếu trong bối cảnh thị trường làm việc mới khi ngày càng đòi hỏi nhiều kỹ năng tích hợp.

Rút nhắn thời gian giáo dục nghề nghiệp

Ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu cho rằng, để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay cần có những giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề. Chỉ doanh nghiệp mới hiểu rõ nhu cầu của mình cần gì và những xu hướng biến động trên thị trường ra sao. Thông qua hợp tác công tư, các cổ chức đào tạo nghề sẽ thiết kế được các chương trình đào tạo phù hợp và sát với thực tiễn của các doanh nghiệp hơn.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cũng đồng tình rằng cần xã hội hóa mạnh mẽ khu vực đào tạo nghề, thực hiện đối tác công tư, thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào hệ thống giáo dục đào tạo.

“Chính doanh nghiệp là lực lượng chủ lực tham gia đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việt Nam hiện đang cần thúc đẩy nền kinh tế số, sự chuyển đổi số trong nền kinh tế, các doanh nghiệp sẽ là chìa khóa để thành công. Muốn vậy, các kỹ năng kiến thức cần thiết được đào tạo trong nhà trường và xã hội không chỉ dừng lại ở kỹ năng về nghề nghiệp mà cần rất chú ý đến các kỹ năng mềm và kỹ năng số. Sự tích hợp giữa kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng số  sẽ là hành trang cần thiết cho lực lượng lao động hiện nay. Các doanh nghiêp hiện nay đã rất chủ động trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho mình. Song vẫn cần những chính sách cởi mở hơn về cải cách thủ tục hành chính đơn giản và có các chính sách khuyến khích thúc đẩy đào tạo nghề từ các doanh nghiệp. Trong hệ thống đào tạo, cần tăng cường những nội dung thiết thực, gắn với các doanh nghiệp”, ông Lộc nhấn mạnh.

Chủ tịch VCCI cũng đề xuất nên rút ngắn thời gian đào tạo đại học hiện nay: “Thời gian đào tạo đại học nên được rút ngắn, thế giới có những chương trình đào tạo đại học chỉ 2 năm, nhưng Việt Nam còn rất dài. Chu kỳ của một công nghệ trong thế giới hiện đại đang ngắn lại và thay đổi rất nhanh, do đó nên rút ngắn  thời gian đào tạo để cung cấp nhanh một lực lượng lao động kỹ thuật cao cho thị trường đang là yêu cầu cấp bách”.

Theo Nguyễn Trang/VOV.VN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

07:30 , 25/04/2024

Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 121 sản phẩm OCOP; trong đó có 15 sản phẩm đạt 4 sao. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng và cũng rất khó khăn do nhiều nội dung mới bổ sung của Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021- 2025. Vì thế, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đang phối hợp cùng các địa phương, chủ thể đăng ký tập trung triển khai các nội dung tiêu chí, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

07:29 , 25/04/2024

Từ đầu tháng 4/2024, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện công khai lãi suất cho vay bình quân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Việc công khai lãi suất sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tín dụng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

07:19 , 25/04/2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ nền kinh tế đang tăng trưởng cao, ổn định, thị trường nội địa lớn và nguồn nhân lực trẻ, có trình độ học vấn.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào  doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

07:14 , 25/04/2024

Bộ Tài chính vừa có quyết định về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

07:00 , 25/04/2024

Trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa được ban hành mới đây, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội.

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

22:44 , 24/04/2024

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cấp 164 mã số vùng trồng cho các loại cây trồng, với tổng diện tích trên 1.510 ha.

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

22:41 , 24/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

22:36 , 24/04/2024

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Thanh Hóa đã tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Di ương 800 triệu con tôm giống

Di ương 800 triệu con tôm giống

22:32 , 24/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, các cơ sở kinh doanh tôm giống tại Thanh Hóa đã di ương 800 triệu con tôm giống các loại phục vụ người dân thả nuôi vụ xuân - hè, chủ yếu từ các tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và có giấy kiểm dịch, chứng minh được xuất xứ nguồn gốc giống tôm.

Hậu Lộc có khoảng 1.580 ha sản xuất rau, củ, quả tập trung

Hậu Lộc có khoảng 1.580 ha sản xuất rau, củ, quả tập trung

22:30 , 24/04/2024

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, hình thành vùng sản xuất rau, củ, quả tập trung, cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm nông sản an toàn.