ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Gạo ngon Việt Nam: Lo mất thương hiệu vì cạnh tranh không bình đẳng

Gạo ST25 của Việt Nam được bình chọn là loại gạo ngon nhất thế giới đã nâng cao uy tín, thúc đẩy người nông dân sản xuất sản phẩm gạo chất lượng cao.

09/12/2019 08:45

Tại Hội nghị Thương mại gạo thế giới lần thứ 11 được tổ chức tại Philippines mới đây, gạo ST25 của Việt Nam vừa được vinh danh là “Gạo ngon nhất thế giới”. Như vậy, sau sau hàng chục năm nỗ lực xây dựng thương hiệu, gạo Việt lần đầu tiên đã có thể định vị được vị thế của mình trên trường quốc tế.

Đây có thể được coi là mốc đánh giá lớn đối với thương hiệu gạo Việt Nam, bởi trong suốt một thời gian dài, dù đứng trong top đầu các nước xuất khẩu gạo, song gạo Việt Nam chưa khi nào ghi được dấu ấn đối với người tiêu dùng thế giới.

Gạo GT25 sau khi được vinh danh đã gây  "sốt " trên thị trường. (Ảnh minh họa: DNVN)
Gạo GT25 sau khi được vinh danh đã gây "sốt" trên thị trường. (Ảnh minh họa: DNVN)

Điều này cũng cho thấy, việc xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua vẫn chủ yếu chạy theo sản lượng, ít coi trọng chất lượng đã khiến mặt hàng này đã không thể gây được tiếng vang, không thể “định vị” thương hiệu của mình trên bản đồ thế giới. Nguyên nhân sâu xa chính là ở chỗ, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo chưa chú trọng trong việc xây dựng được thương hiệu, bên cạnh đó tư duy chạy theo sản lượng xuất khẩu vẫn còn đè nặng lên DN một thời gian dài.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), việc gạo Việt Nam được vinh danh không chỉ góp phần nâng uy tín của gạo Việt trên trường quốc tế, mà còn là động lực để các địa phương, doanh nghiệp và nông dân đầu tư vào sản xuất gạo chất lượng cao.

Chụp giật làm mất thương hiệu

Tuy nhiên, sau khi gạo ST25 được vinh danh chẳng bao lâu, thị trường trong nước đã xuất hiện tràn lan gạo ST25 giả. Theo vị “cha đẻ” của giống gạo ST25 - ông Hồ Quang Cua, nhiều DN đã có nhiều hành vi làm giả thương hiệu, có trường hợp DN “phù phép” dán nhãn ST25 lên bao bì ST24 để đánh lừa người tiêu dùng.

“Nếu như tình trạng này không được ngăn chặn, chắc chắn không lâu nữa thương hiệu gạo ST25 sẽ bị thế giới nhìn bằng con mắt khác. Bởi chính cách làm ăn theo kiểu “ăn xổi” của một số DN đang giết dần những DN uy tín, trực tiếp đưa giá trị của gạo Việt xuống tầm thấp của thế giới”, ông Hồ Quang Cua chỉ rõ.

Nhìn nhận về hiện tượng gạo giả thương hiệu ST25, Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, dường như câu chuyện hàng giả hàng nhái chưa thể có hồi kết khi mà lòng tham của con người vẫn lớn hơn danh dự.

Ông Hiếu nêu lên thực tế, nếu như ở nước ngoài, cụ thể ở đây là Mỹ, hành vi làm  giả, làm nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ bị kiện ra tòa và xử lý theo khung pháp lý một cách nghiêm khắc, thì ở Việt Nam chúng ta chưa thấy có một vụ việc nào liên quan đến xâm phạm sở hữu trí tuệ bị đưa ra tòa.

“Điều này khiến cho các đối tượng “nhờn” luật, họ sẵn sàng làm giả bất cứ một thương hiệu nổi tiếng nào hòng đạt được lợi nhuận to lớn, và nếu chẳng may có bị phát hiện, cùng lắm là bị xử lý hành chính. “Chế tài quá “nhẹ tay” là nguyên nhân khiến vấn nạn hàng giả, hàng nhái chưa thể được triệt tiêu”, ông Hiếu nói và nhấn mạnh thêm, nếu không siết mạnh, sản phẩm gạo ST25 cũng đang bị đe dọa bởi vấn nạn gạo giả thương hiệu này đang xuất hiện tràn lan. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân DN, đến chủ thương hiệu gạo đó mà còn làm giảm uy tín ngành gạo Việt.

Giới chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt là cả một quá trình dài, đó không chỉ là việc làm thương hiệu cho gạo, bao gồm cả thương hiệu quốc gia, thương hiệu vùng miền, thương hiệu DN.

Chính vì thế, bên cạnh việc xây dựng được thương hiệu, các DN phải chiếm được sự tin cậy của khách hàng. Có như thế, sản phẩm gạo của Việt Nam mới có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới và có khách hàng lâu dài.

Theo Nguyễn Quỳnh/VOV.VN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

07:30 , 25/04/2024

Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 121 sản phẩm OCOP; trong đó có 15 sản phẩm đạt 4 sao. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng và cũng rất khó khăn do nhiều nội dung mới bổ sung của Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021- 2025. Vì thế, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đang phối hợp cùng các địa phương, chủ thể đăng ký tập trung triển khai các nội dung tiêu chí, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

07:29 , 25/04/2024

Từ đầu tháng 4/2024, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện công khai lãi suất cho vay bình quân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Việc công khai lãi suất sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tín dụng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn với nhà đầu tư

07:19 , 25/04/2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ nền kinh tế đang tăng trưởng cao, ổn định, thị trường nội địa lớn và nguồn nhân lực trẻ, có trình độ học vấn.

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào  doanh nghiệp

Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

07:14 , 25/04/2024

Bộ Tài chính vừa có quyết định về Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

07:00 , 25/04/2024

Trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vừa được ban hành mới đây, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội.

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

Thanh Hóa có 164 mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu

22:44 , 24/04/2024

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cấp 164 mã số vùng trồng cho các loại cây trồng, với tổng diện tích trên 1.510 ha.

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

Hơn 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ

22:41 , 24/04/2024

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ.

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

Hội viên nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

22:36 , 24/04/2024

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Thanh Hóa đã tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Di ương 800 triệu con tôm giống

Di ương 800 triệu con tôm giống

22:32 , 24/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, các cơ sở kinh doanh tôm giống tại Thanh Hóa đã di ương 800 triệu con tôm giống các loại phục vụ người dân thả nuôi vụ xuân - hè, chủ yếu từ các tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và có giấy kiểm dịch, chứng minh được xuất xứ nguồn gốc giống tôm.

Hậu Lộc có khoảng 1.580 ha sản xuất rau, củ, quả tập trung

Hậu Lộc có khoảng 1.580 ha sản xuất rau, củ, quả tập trung

22:30 , 24/04/2024

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, hình thành vùng sản xuất rau, củ, quả tập trung, cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm nông sản an toàn.