Lần đầu tiên dùng da lợn biến đổi gene cấy ghép cho người
Các chuyên gia bỏng tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (MGH), Mỹ dùng da lợn biến đổi gene để tạm thời che vết thương bỏng ở bệnh nhân. Đây là lần đầu tiên mô lợn lấy từ động vật có chỉnh sửa gene đã được cấy trực tiếp lên vết thương của con người.
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một do FDA tiến hành đã được tiến hành bởi bác sĩ phẫu thuật Jeremy Goverman thuộc MGH.
Trong y học hiện đại, ở những bệnh nhân bỏng sâu độ 2 và 3, một mảnh da lấy của một người đã chết thường được cấy ghép vào nơi bị bỏng nặng như một lớp phủ bảo vệ tạm thời.
Song giống như các cơ quan khác, da bị thiếu hụt và chi phí khá đắt đỏ. Vì thế, Bệnh viện sử dụng da lợn sống để thay thế.

Nhấn để phóng to ảnh
Một mảnh da lợn được gọi là xenoskin được cấy trực tiếp lên vết thương bỏng bên cạnh một miếng da người lớn. 5 ngày sau các bác sĩ phẫu thuật để loại bỏ da người và da lợn và nhận thấy cả hai mảnh ghép đều dính vào vết thương và không thể phân biệt được với nhau.
Sau thủ thuật, bác sĩ đã lấy da từ đùi bệnh nhân để ghép. Vết thương tiến triển tốt và bệnh nhân sẽ sớm trở lại làm việc.
Các nhà khoa học hy vọng trong tương lai ứng dụng này không chỉ dừng lại ở việc thay thế da tạm thời để che vết bỏng. Thực tế các nhà khoa học có thể sử dụng bất cứ thứ gì có tế bào sống để thay thế da tạm thời cho người bệnh. Các tế bào sống có tất cả các yếu tố thích hợp giúp kích thích, tái tạo và đóng vết thương.
XenoTherapeutics đơn vị cung cấp giải pháp trên cho rằng họ đã có bước tiến nhỏ song chưa từng có trong việc cấy ghép cơ quan động vật vào cơ thể người từ lý thuyết sang trị liệu. Công ty hy vọng sẽ thúc đẩy lĩnh vực y học đầy triển vọng này và mang lại lợi ích cho bệnh nhân trên toàn thế giới.
Theo MGH, việc ghép da người có thể bị thiếu hụt và có thể tốn kém vì thế sử dụng da lợn thay thế có thể khả thi.
Bản thân những con lợn đã được biến đổi gene - sử dụng các kỹ thuật được phát triển tại MGH vào những năm 1990 bởi tiến sĩ David Sachs. Việc sửa đổi đã loại bỏ một gene đặc trưng cho lợn không có ở người, ngăn chặn phản ứng bất thường với hệ thống miễn dịch của con người.
Trước đó, các nhà khoa học đã tiến hành cấy ghép tim từ lợn biến đổi gene vào một con khỉ đầu chó đã được loại bỏ hệ miễn dịch để ngăn chặn cơ thể khỉ không dung nạp cấy ghép. Kết quả, con khỉ vẫn khỏe mạnh nó đã sống được hơn 500 ngày (gần 1 năm rưỡi) kể từ ngày cấy ghép,
Cấy ghép nội tạng động vật, hay còn gọi là xenotransplantation có thể thay thế hoàn toàn nội tạng con người, hoặc cung cấp một bộ phận dự phòng cho đến khi tìm được bộ phận khác thay thế. Nhưng việc từ chối các mô tế bào của hệ thống miễn dịch ở người được cấy ghép vẫn còn là một rào cản lớn.
Để khắc phục vấn đề này, các nhà khoa học sử dụng công nghệ biến đổi gene để loại bỏ các gene không chấp nhận mô người và thay thế chúng bằng gene của con người. Như vậy sẽ không gây ra phản ứng miễn dịch. Lí do lợn được lựa chọn bởi vì giải phẫu của chúng tương tự như con người.
Theo Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành
Thông tin về hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 tại nhiều quốc gia những ngày gần đây khiến không ít người dân lo ngại. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bộ Y tế cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Đáng chú ý, số ca tăng mạnh từ tháng 3 và tháng 4, cao gấp đôi hai tháng trước cộng lại.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.

Khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 cho trẻ em Thanh Hoá
Sáng ngày 15/5, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Trung tâm công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 và ký kết thoả thuận hỗ trợ vitamin D3K2 cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

Không để dịch sởi bùng phát trong trường học
Tại Thanh Hóa, số ca mắc sởi vẫn tiếp tục gia tăng. Nhiều trường hợp diễn biến nặng, biến chứng. Để bảo vệ sức khỏe cho học sinh và cán bộ, giáo viên, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch. Mục tiêu là không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong nhà trường, đảm bảo cho trẻ được học tập trong môi trường an toàn.

27 tỉnh, thành ghi nhận ca mắc Covid-19
Theo tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có trường hợp tử vong.

Tăng cường đảm bảo an ninh cho người bệnh và nhân viên y tế
Bộ Y tế vừa có văn yêu cầu các Sở Y tế, bệnh viện khẩn trương rà soát, củng cố, tổ chức và triển khai đầy đủ các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự trong khám chữa bệnh, chủ động xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó với các tình huống gây rối, hành hung nhân viên y tế.

Yêu cầu tuân thủ quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục
Bộ Y tế vừa có văn bản về đảm bảo chất lượng, tuân thủ các quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho cán bộ y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bệnh viện, Viện, Trường thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành.

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
Trước thực trạng thực phẩm chức năng giả tràn lan, Bộ Y tế đang siết chặt quản lý, sửa đổi chính sách và tăng cường hậu kiểm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết gửi UBND các tỉnh, thành phố. Theo Bộ Y tế, việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống trước mùa dịch rất quan trọng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.