Lan tỏa mô hình “thôn thông minh”
Xây dựng thôn thông minh hướng tới mục tiêu xã thông minh được xác định là một trong những nội dung quan trọng của chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn. Do đó, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện mô hình thôn thông minh. Việc xây dựng thôn thông minh đang có sức lan tỏa mạnh mẽ, giúp người dân nông thôn tiếp cận gần hơn các ứng dụng công nghệ số, nâng cao chất lượng đời sống.
Minh Đức là thôn đầu tiên của xã Thiệu Long, huyện Thiêụ Hóa được lựa chọn xây dựng thôn thông minh. Thôn hiện có 430 hộ với 1610 nhân khẩu, trước đây việc sử dụng zalo, điện thoại thông minh rất hạn chế, mỗi lần thông báo về các sự kiện, hội họp, cán bộ thôn phải sử dụng loa truyền thanh hoặc giấy mời. Giờ đây, với ứng dụng zalo, người dân địa phương đã nhận được thông tin một cách nhanh chóng ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, thông qua ứng dụng zalo người dân trong thôn đã tương tác, chia sẻ, phản ánh tình hình trong thôn với cán bộ thôn để kịp thời định hướng thông tin, tuyên truyền. Hiện Nhà văn hoá thôn Minh Đức cũng đã được lắp đặt Wifi tốc độ cao, đài truyền thanh thông minh của thôn phát sóng trên nền tảng 3G, 4G đem đến cho người dân nhiều lựa chọn tiếp nhận thông tin; 100% số hộ dân có điện thoại thông minh, 90,4% hộ lắp đặt mạng internet, trên 70% số người trong độ tuổi lao động có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu như sử dụng phần mềm khám bệnh, tra cứu thông tin BHYT, BHXH qua phần mềm VssID…Ngoài ra, thôn đã có hệ thống camera an ninh, và trên 70% hộ dân lắp đặt camera an ninh tại gia đình.
Ông Đỗ Văn Chuyên, Bí thư chi bộ thôn Minh Đức, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ ngày thôn xây dựng thôn thông minh đến nay là nhân dân được hưởng thụ rất là lớn, đặc biệt là công tác tuyên truyền, an ninh, đặc biệt hiên nay 100% nhân dân có điện thoại thông minh, từ điện thoại thông minh chúng tôi thông tin trên zalo, facebook là nhân dân nắm được hết thông tin".
Ông Lê Văn Bé, Chủ tịch UBND xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Xây dựng thông thông minh trên cơ sở 6 tiêu chí xây dựng thôn thông minh thì đến nay chúng tôi đã hoàn thiện xong cả 6 tiêu chí. Chúng tôi đã đầu tư hai mô hình, 1 là hệ thống camera giám sát của thôn, thứ 2 là truyền thanh thông minh, ngoài ra chúng tôi đã vận động nhân dân trong độ tuổi lao động cài đăt dịch vụ công trực tuyến… Trong việc xây dựng thông thông minh gắn với chuyển đổi số mang lại hiêu quả nên người dân rất tích cực tham gia".
Thực hiện mô hình thôn thông minh, thôn Nguyên Lý, xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa đã ứng dụng các nền tảng số để thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động sử dụng điện thoại thông minh đạt trên 90%, có mạng wifi ở nhà văn hóa thôn, hệ thống camera an ninh, hệ thống đèn chiếu sáng công cộng ứng dụng thiết bị thông minh để kiểm soát công suất, tắt, mở mỗi khi cần. Việc ứng dụng hiệu quả công nghệ số tại thôn Nguyên Lý đã thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, góp phần đưa xã Thiệu Nguyên sớm trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Ông Mai Văn Kỳ, Bí thư chi bộ thôn Nguyên Lý, xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Bước đầu có những khó khăn, với sự tập trung cao của chi bộ, chúng tôi đã phân công 1 số đảng viên trẻ có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin ứng dụng trên điện thoại đi đến các hộ dân hương dẫn người dân sử dụng… qua việc đấy nhân dân thấy có cái thuận lợi và đồng tình với chủ trương của chi bộ".
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống đã lựa chọn thôn Đồng Thanh để xây dựng mô hình thôn thông minh. Để tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân, thôn đã phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, đảng viên trong thôn hướng dẫn các hộ dân trên tham gia tìm hiểu chuyển đổi số, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Hiện trên tuyến đường trong thôn đều có camera an ninh, 100% gia đình đều sử dụng các dịch vụ viễn thông đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, học tập, giải trí, phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, người dân trong độ tuổi lao động của thôn cũng đã tiếp cận các nền tảng công nghệ số, phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh; kinh doanh, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các nên tảng điện tử, nhất là các sản phẩm OCOP.
Bà Nguyễn Thị Thảo, Phó giám đốc Công ty cổ phần Yến sào VN Nam Khánh NEST, thôn Đồng Thanh, xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Khi đã ứng dụng thôn thôn minh, xã thông minh, thì tất cả mọi giao dịch mua bán hàng hóa sẽ được chech mã, và chúng tôi sẽ thu được tiền ngay của khách hàng của mình mà không phải tốn kèm để in phiếu, qua các bước. Bản thân chúng tôi là người dân chúng tôi đang được thụ hưởng, tạo điều kiện cho chúng tôi kinh doanh".
Ông Đỗ Ngọc Long, Phó chủ tịch UBND xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Để xây dựng thành công thôn thông minh, xã Vạn Hòa đã có nghị quyết, kế hoạch chỉ đạo cụ thể trong đó kêu gọi, xã hội hóa là chủ yếu. Hiện nay thôn Đồng Thanh đã đạt các tiêu chí thôn thông minh. Vạn Hòa sẽ tiếp tục duy trì và năm 2024 sẽ nhân rộng ra các thôn các để thực hiện đề án chuyển đổi số".
Hiện nay, hầu hết các thôn được chọn xây dựng thôn thông minh trên địa bàn Thanh Hóa đều đã thành lập trang thông tin thôn, xóm, các đoàn thể trên nền tảng mạng xã hội Zalo, giúp người dân nhanh chóng tiếp cận thông tin mới một cách chính xác, thuận tiện. Đến nay, đã có 15 thôn trên địa bàn tỉnh được công nhận đạt chuẩn thôn thông minh. Xây dựng thôn thông minh là một trong những mục tiêu quan trọng góp phần hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025. Đây cũng là tiền đề hướng tới xây dựng mô hình xã nông thôn mới thông minh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn, xây dựng nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại.
Sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%
Số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố được Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý trong 10 tháng đầu năm nay là hơn 4.400 sự cố, giảm tới 57,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ứng dụng thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ nông sản thực phẩm
Theo thống kế, toàn tỉnh Thanh Hoá hiện có khoảng 600 doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP tham gia quảng bá giới thiệu và bán hàng trên các sàn Thương mại điện tử với trên 1.050 sản phẩm các loại.
Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng tiên phong trong công tác chuyển đổi số
Vừa qua, ông Hoàng Văn Thắng, Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng thôn Hổ Thôn, xã Định Hưng, huyện Yên Định vinh dự được tham gia buổi tọa đàm "Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm" cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhân dịp chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024. Đây là một trong những điển hình trong chuyển đổi số tại địa phương, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.
Định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trực tuyến
Gần đây, các thủ đoạn tinh vi như giả mạo danh tính cơ quan tư pháp hay các cơ quan Nhà nước đã trở nên phổ biến, gây ra nhiều thiệt hại cho người dân.
Từ 25/12, người dùng mạng xã hội phải xác thực số điện thoại
Theo Nghị định 147 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng, các tài khoản mạng xã hội phải được xác thực số điện thoại mới được hoạt động. Nghị định chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2024.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.