ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Lễ hội Cầu Ngư - Nét văn hoá đặc trưng của cư dân vùng biển

Lễ hội Cầu ngư là hoạt động văn hóa tín ngưỡng gắn liền với các cộng đồng dân cư vùng biển. Lễ hội cầu ngư được xem là lễ trọng lớn nhất trong năm, cầu cho quốc thái, dân an, trời yên biển lặng, cầu cho ngư dân đi biển được mùa bội thu. Đây còn là một nét đẹp văn hóa địa phương, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân các thế hệ tiền nhân đã góp phần xây dựng nghề biển.

Minh Quyên - Thanh Thư - Xuân Quang

07/07/2023 18:29

Với 102 km bờ biển trải dài từ Nga Sơn đến Nghi Sơn, có lẽ không quá khi nói Thanh Hóa có cả một dải đất mang đặc trưng xứ biển. Biển, với những tính chất rất đặc biệt, đã góp phần hình thành nên tính cách con người, cùng phương thức sinh hoạt, cách thức mưu sinh mang nhiều nét riêng, không thể trộn lẫn. Đặc biệt hơn, sự bao bọc, chở che của biển cũng đem tới những làng chài bao đời cắm chân trên triền cát nóng giãy, hay những vùng đất bị bao quanh giữa vô vàn con sóng bạc đầu những nét đẹp văn hóa đặc trưng, riêng biệt…

Lễ hội Cầu Ngư - Nét văn hoá đặc trưng của cư dân vùng biển - Ảnh 2.

Hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển làng Diêm Phố, nay là xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) cũng là chừng ấy năm người dân nơi đây ra khơi, bám biển để mưu sinh. Với quan niệm cá voi là "chúa tể" của biển cả, người dân xã Ngư Lộc đã lập đền thờ ngư Ông để tỏ lòng thành kính, song song đó là lễ hội cầu ngư được tổ chức hàng năm để cầu cho mưa thuận, gió hòa, trời yên bể lặng. 

Lễ hội Cầu Ngư - Nét văn hoá đặc trưng của cư dân vùng biển - Ảnh 3.

Trải qua nhiều năm, lễ cầu ngư đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong lòng người dân Ngư Lộc. Do lễ hội Cầu Ngư là nét đẹp văn hóa linh thiêng nên người dân Ngư Lộc đã dành hơn 1 tháng để chuẩn bị. Trong công tác chuẩn bị thì việc làm Long Châu (hay còn gọi là thuyền rồng) là quan trọng nhất. Để làm Long Châu cần chọn ra những người khỏe mạnh, khéo tay, tỉ mỉ, đặc biệt là trong dòng họ không có tang. Long Châu được làm từ nứa, tre, xốp, giấy, phẩm màu... từ đó mô phỏng lên một chiếc thuyền rồng uy nghi, tượng trưng cho sức mạnh của biển cả. Trong lễ hội, Long Châu được người dân gửi gắm các lễ vật, được xem như ước nguyện của họ để cầu cho cuộc sống ấm no, mọi chuyến ra khơi thuận buồm xuôi gió. Ông Nguyễn Văn Đợi, Nghệ nhân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Lễ hội Cầu Ngư - Nét văn hoá đặc trưng của cư dân vùng biển - Ảnh 4.

Lễ hội Cầu Ngư (hay còn gọi là Lễ cầu mát) là một lễ hội truyền thống lâu đời được tổ chức vào ngày 21-24/2 Âm lịch. Lễ hội được bà con tổ chức trang nghiêm, thành kính, bày tỏ tình đoàn kết giữa các dòng họ với nhau, mong thần linh chứng giám. 81 dòng họ cùng với các chủ tàu trong xã đến trước thuyền Long Châu cầu khấn mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, đời sống ngư dân ấm no hạnh phúc…

Sau phần lễ là phần hội với các hoạt động đậm đà bản sắc văn hóa vùng biển như câu mực, hát đối, thi cờ tướng, thi văn nghệ... thu hút đông đảo người dân tham gia, thể hiện cho tinh thần lạc quan, yêu đời, sự đoàn kết của người dân trong xã, cầu cho mưa thuận gió hòa, đánh bắt đầy khoang.

Trải qua nhiều thế kỷ, lễ hội Cầu Ngư được giữ gìn, bảo tồn và ngày càng phát triển, trở thành nét đẹp văn hóa đặc sắc của vùng biển Hậu Lộc nói riêng, xứ Thanh nói chung. Năm 2017  lễ hội Cầu Ngư được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm vinh dự, sự ghi nhận để bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội.

Nếu như lễ hội Cầu Ngư ở xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc là lễ hội mở đầu cho bức tranh đời sống sinh hoạt tinh thần của người dân miền biển trong một năm, thì lễ hội Cầu Ngư - bơi chải Sầm Sơn lại được tổ chức trong những ngày đầu hè, trước những chuyến ra khơi, vào lộng. Lễ hội được tổ chức để mọi người cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, thuyền bè đi về đầy ắp cá, tôm...

Lễ hội Cầu Ngư - Nét văn hoá đặc trưng của cư dân vùng biển - Ảnh 6.

Theo sử sách ghi lại, cách đây hơn 700 năm (vào thế kỷ XIII), ở Cửa Hới, dưới sự lãnh đạo của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, Kim Cương Tướng quân đã chỉ huy nhân dân địa phương tổ chức nhiều trận huyết chiến với quân Nguyên - Mông xâm lược lần thứ 2. Trong trận chiến này, quân giặc bị tổn thất nặng nề, còn triều đình và vua tôi nhà Trần trong thời gian rút quân vào Thanh Hóa đã được bảo vệ an toàn. Từ đó, Kim Cương Tướng quân được nhân dân thờ phụng tại đây và lễ hội cầu ngư - bơi chải cũng được tổ chức hàng năm.

Lễ hội Cầu Ngư - bơi chải không chỉ là lễ tế cầu mát, cầu mong các vị thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoang, mùa màng tươi tốt, để ngư dân vùng biển có đời sống ấm no, hạnh phúc mà còn tạo niềm tin, động viên ngư dân tham gia vươn khơi bám biển, lao động sản xuất, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Nét đặc sắc của lễ hội còn làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch, tạo nên một hình ảnh đô thị du lịch biển Sầm Sơn ngày càng hiện đại văn minh nhưng vẫn đậm đà nét văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương...

Lễ hội Cầu Ngư - Nét văn hoá đặc trưng của cư dân vùng biển - Ảnh 8.

Với những ý nghĩa mang đậm tính nhân văn, lễ hội cầu ngư có vai trò quan trọng trong việc cố kết cộng đồng; lưu giữ, trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước. Đây cũng là dịp để các cộng đồng dân cư tăng cường đoàn kết, gắn bó, động viên nhau quyết tâm vươn khơi bám biển, giữ vững ngư trường; góp phần xây dựng cuộc sống ấm no và bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. 

Nguồn: Chuyên mục Văn hóa văn nghệ/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Công viên nước Sun World Sầm Sơn khai trương vào ngày 30/6

Công viên nước Sun World Sầm Sơn khai trương vào ngày 30/6

12:08 , 29/06/2024

Sau một thời gian khẩn trương hoàn thiện, Sun World Sầm Sơn đã đảm bảo đủ các điều kiện để chính thức đưa vào vận hành các tổ hợp trò chơi tại Công viên nước vào ngày 30/6, kịp thời đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân và du khách trong mùa du lịch hè 2024.

Khai trương phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn

Khai trương phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn

11:36 , 29/06/2024

Tối 28/6, Ủy ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa đã tổ chức lễ khai trương phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn.

Lượng khách đến Thành Nhà Hồ tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024

Lượng khách đến Thành Nhà Hồ tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024

08:46 , 29/06/2024

6 tháng đầu năm 2024, Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc đã đón và phục vụ trên 132.000 lượt khách tham quan, đạt 82,7% kế hoạch năm.

Hồ trên núi

Hồ trên núi

16:34 , 28/06/2024

Hồ Sông Mực còn được gọi là hồ Bến Mẩy, nằm tại khu vực giáp ranh giữa hai huyện Như Thanh và Như Xuân. Sở dĩ có tên gọi này là vì đập Bến Mẩy đắp ngăn sông Mực vào năm 1977 để nước dâng thành hồ thuỷ lợi. Hồ Sông Mực phục vụ nước tưới cho gần một nghìn héc ta đất nông nghiệp. Hiện nay Hồ Sông Mực thuộc Vườn Quốc gia Bến En. Với sự bảo tồn và khai thác hợp lí, nơi đây đã hình thành nên một vùng sinh thái đa dạng, in đậm nét nguyên sơ trong trẻo của thiên nhiên ban tặng cùng với bàn tay gìn giữ kiến tạo từ con người.

Hơn 400 nghìn lượt khách du lịch đến Hải Tiến trong 6 tháng đầu năm

Hơn 400 nghìn lượt khách du lịch đến Hải Tiến trong 6 tháng đầu năm

08:31 , 28/06/2024

Theo thống kê từ UBND huyện Hoằng Hóa, 6 tháng đầu năm 2024, du lịch huyện Hoằng Hóa đón được hơn 400 nghìn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, đạt 138% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ ước đạt trên 500 tỷ đồng.

[Livestream] Lễ khai mạc Liên hoan Văn hóa Ẩm thực xứ Thanh năm 2024

[Livestream] Lễ khai mạc Liên hoan Văn hóa Ẩm thực xứ Thanh năm 2024

20:02 , 27/06/2024

Tối 27/6, tại Quảng trường Sầm Sơn, thành phố Sầm Sơn, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch phối hợp với UBND thành phố Sầm Sơn tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan Văn hóa Ẩm thực xứ Thanh năm 2024 với chủ đề “Đậm bản sắc - Bừng tinh hoa”

Xúc tiến thương mại và du lịch Thanh Hoá – Quảng Ninh

Xúc tiến thương mại và du lịch Thanh Hoá – Quảng Ninh

14:53 , 27/06/2024

Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá vừa tổ chức chương trình xúc tiến thương mại và du lịch tại tỉnh Quảng Ninh. Chương trình thu hút sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp hội viên Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá và các doanh nghiệp, doanh nhân trẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

4 món ăn Việt Nam trong danh sách những món thịt ngon nhất thế giới

4 món ăn Việt Nam trong danh sách những món thịt ngon nhất thế giới

08:46 , 27/06/2024

4 món ăn quen thuộc của người Việt Nam là: Bún chả, cơm tấm sườn, nem lụi, thịt kho tàu vừa được chuyên trang ẩm thực TasteAtlas đề xuất trong top 100 món ăn từ thịt ngon nhất thế giới.

Gần 150 cổ vật Triều Nguyễn hội tụ tại Huế

Gần 150 cổ vật Triều Nguyễn hội tụ tại Huế

08:43 , 27/06/2024

Từ nay đến hết ngày 21/7, tại điện Kiến Trung, Đại Nội Huế diễn ra triển lãm “Cổ vật hội tụ” quy tụ gần 150 cổ vật quý hiếm được chế tác dưới Triều Nguyễn.

Văn học nghệ thuật xứ Thanh – nửa thế kỷ phấn đấu và cống hiến

Văn học nghệ thuật xứ Thanh – nửa thế kỷ phấn đấu và cống hiến

20:01 , 26/06/2024

Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành (27/6/1974 - 27/6/2024), Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thanh Hóa đã làm tốt chức năng tập hợp, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ xứ Thanh vững vàng về chính trị, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ. Dưới mái nhà chung Hội VHNT Thanh Hóa, các thế hệ văn nghệ sĩ xứ Thanh đã nỗ lực lao động sáng tạo, đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước.