Lễ hội Đền Bà Triệu thu hút đông đảo Nhân dân và du khách
Cứ vào dịp 19/2 đến 22/2 âm lịch hàng năm, lễ hội Đền Bà Triệu được tổ chức tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn của nữ Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của xứ Thanh. Năm nay, lễ hội Đền Bà Triệu được tổ chức cùng với lễ đón nhận bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nên đã thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương đến dự.
Ngay trong ngày khai mạc lễ hội, từ sáng sớm, tại khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu đã có rất đông người dân và du khách thập phương nô nức đến dự lễ hội, vừa tham quan di tích, tỏ lòng thành kính với người anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, vừa được hoà mình vào không khí của lễ hội truyền thống, với nghi thức "kiệu quay" độc đáo riêng có của Lễ hội Đền Bà Triệu.

Lễ hội Đền Bà Triệu năm nay được tổ chức với quy mô lớn, trong không gian rộng, theo một quy trình khép kín rất chặt chẽ đền - lăng - đình, với nhiều nghi thức cổ xưa, trang trọng. Cùng với đó là các hoạt động văn hóa phong phú, đặc sắc như: trưng bày hiện vật, sách báo, tranh ảnh giới thiệu về di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Bà Triệu, về nhân vật lịch sử Triệu Thị Trinh và những nét văn hóa độc đáo của lễ hội Đền Bà Triệu. Việc Lễ hội Đền Bà Triệu được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm tự hào to lớn không chỉ của Nhân dân địa phương, mà còn góp phần làm giàu thêm giá trị bản sắc văn hóa xứ Thanh nói riêng và của đất nước nói chung.

Bà Vũ Thị Hà, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc
Bà Vũ Thị Hà, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết: "Là người con Hậu Lộc và được tham gia rước kiệu nhiều năm, tôi cảm thấy rất tự hào khi những giá trị văn hoá quê hương đã được lan toả rộng rãi".
Bên cạnh những ý nghĩa về giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống, lễ hội Đền Bà Triệu còn là dịp để huyện Hậu Lộc nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung, tăng cường hoạt động giới thiệu, quảng bá về vùng đất, con người của quê hương với bạn bè, qua đó phát huy tiềm năng, thế mạnh, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là kinh tế du lịch.

Đại Lễ kính mừng Phật đản tại Chùa Giáng
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Vĩnh Lộc vừa tổ chức Đại lễ kính mừng Phật đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023 tại Chùa Giáng (Tường Vân Tự), thị trấn Vĩnh Lộc.

Văn hóa soi đường quốc dân đi
Ra đời cách đây 80 năm, Đề cương về văn hóa Việt Nam là cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa, là nền tảng tư tưởng, ngọn đuốc soi sáng sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Những sự kiện, triển lãm với chủ đề “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” đã giới thiệu tới người xem những tư liệu đặc biệt, làm rõ giá trị quan trọng của văn kiện lịch sử đối với sự vận động và phát triển của nền văn hóa đất nước nói chung, tỉnh Thanh Hoá nói riêng.
![[Longform] Huyện Quảng Xương phát triển du lịch biển](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2023/5/26/cover-huyen-quang-xuong-phat-trien-du-lich-biensua-1-1685070218581891140625-311-0-1561-2000-crop-16850702598942121254003.jpg)
[Longform] Huyện Quảng Xương phát triển du lịch biển
Huyện Quảng Xương có đường bờ biển dài gần 13 km, cảnh quan sơn thủy hữu tình, nguồn hải sản tươi ngon, phong phú. Đây chính là tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng để Quảng Xương khai thác phát triển du lịch biển với những sản phẩm đặc sắc. Đây sẽ là ngành kinh tế trọng điểm của địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu trở thành thị xã trước năm 2030 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra.

Kiểm tra, giám sát một số địa bàn trọng điểm phát triển du lịch
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa yêu cầu Tổng cục Du lịch phối hợp Thanh tra Bộ và các Sở quản lý du lịch tiến hành kiểm tra, giám sát một số địa bàn trọng điểm phát triển du lịch ở cả ba miền.

Các địa phương chủ động đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Dựa vào lợi thế về tài nguyên tự nhiên và nhân văn, các địa phương có điểm đến trong tỉnh đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm du lịch, với kỳ vọng xây dựng được sản phẩm đặc thù, tạo thương hiệu, góp phần làm phong phú các loại hình du lịch.

Đỗ Chung – Người họa sỹ lãng du
Hoạ sĩ Đỗ Chung là một nghệ sỹ có tiếng ở xứ Thanh. Ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, đôi chân đi không còn vững, tay bắt đầu run, nhưng chính niềm đam mê với hội hoạ đã níu chân ông lại với cuộc đời.

Bình minh trên biển Quảng Thái
Tại nhiều vùng biển của Thanh Hóa, hình ảnh cuộc sống lao động của ngư dân, vẻ đẹp từ thiên nhiên hoang sơ chính là những sản phẩm du lịch đang hấp dẫn du khách xa gần. Ghi nhận tại vùng biển bãi ngang xã Quảng Thái huyện Quảng Xương.

Tổng kết “ Tuần văn hoá thành phố Thanh Hoá – Thành phố Hội An” năm 2023
Sáng ngày 23/5, thành phố Thanh Hoá đã tổ chức Hội nghị tổng kết “Tuần văn hoá thành phố Thanh Hoá – Thành phố Hội An” năm 2023. Đến dự có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân (HĐND) thành phố.

Bên dòng thác bạc
Giữa núi rừng trùng trùng điệp điệp của đại ngàn, những dòng thác quanh năm nước chảy tầng tầng, lớp lớp và trắng xóa như những đám mây trời. Nhắc đến những thác nước ở Xứ Thanh, không thể không kể đến thác Ma Hao ở Lang Chánh, thác Voi, thác Mây ở Thạch Thành; thác Cổng Trời, thác Đồng Quan ở Như Xuân; thác Muốn, thác Hiêu ở vùng cao Bá Thước... Đến với những địa danh này, ngoài việc thưởng ngoạn, khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, du khách sẽ được tìm hiểu về những huyền thoại gắn liền với lịch sử hình thành bên những dòng thác bạc.

Kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch ở 11 tỉnh, thành phố
Từ tháng 6 đến tháng 10/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch ở 11 ở tỉnh, thành phố trọng điểm phát triển du lịch trên toàn quốc, trong đó có Thanh Hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.