Lễ hội – Gạch nối giữa quá khứ và tương lai
Xứ Thanh - vùng đất “địa linh nhân kiệt”, phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, nơi tinh hoa văn hóa ngàn năm hội tụ vẫn luôn vinh dự và tự hào là “cái nôi” của nhiều lễ hội tiêu biểu, độc đáo gắn với di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng trong lịch sử dân tộc. Trải qua bao biến thiên của thời gian, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc xứ Thanh vẫn luôn được thể hiện rõ nét qua hệ thống các lễ hội còn được lưu giữ và bảo tồn. Mỗi lễ hội lại mang trong mình bao câu chuyện kể, là nhân chứng kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Theo các nhà nghiên cứu, phần lớn các lễ hội dân gian truyền thống đều khởi nguồn từ nhu cầu sinh hoạt tinh thần của cộng đồng làng xã thời xưa, nó gắn bó mật thiết với văn hóa làng xã. Và trong buổi ban đầu, lễ hội được tổ chức ở địa bàn làng xã là chủ yếu. Xét đại thể thì lễ hội về cơ bản là một hiện tượng văn hóa đẹp, lành mạnh, cần được khai thác những yếu tố tích cực để phát huy, làm cho đời sống tinh thần của xã hội thêm phong phú, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển tiến bộ.
Thanh Hóa là nơi có hệ thống lễ hội phong phú bậc nhất cả nước với hàng trăm lễ hội đặc sắc diễn ra suốt "xuân thu nhị kỳ". Mỗi lễ hội đều có nét tiêu biểu riêng và chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hóa cao đẹp, đậm đà bản sắc.
Các lễ hội nói chung và lễ hội ở xứ Thanh nói riêng đều hướng tới một nhân vật được coi là linh thiêng, cần được tôn kính, ghi ơn, và phải được các đời sau tưởng nhớ, cúng giỗ chân thành. Đó là các anh hùng dân tộc trong chống ngoại xâm, là các danh nhân văn hóa, là những người có công lao to lớn đối với việc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế- xã hội ở từng địa phương cũng như với cả nước, là những người có công truyền nghề, chống thiên tai, khai phá đất hoang mở đất, lập làng ấp mới, là những người hy sinh vì nghĩa lớn, giàu lòng nhân ái trong hoạt động cứu trợ đồng bào,...
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn – một lễ hội truyền thống tiêu biểu, đặc sắc của vùng "kẻ Sập" gắn với người Anh hùng dân tộc Lê Hoàn, vị vua đã lập nhà Tiền Lê. Là "vùng đất sinh ra vua" nên đời sống văn hóa, tín ngưỡng của dân làng Trung Lập đều gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhà vua. Sau khi Lê Đại Hành Hoàng đế băng hà, để ghi nhớ công ơn của ngài, Nhân dân nhiều nơi lập đền thờ, trong đó có người dân làng Trung Lập. Đền được lập trên mảnh đất xưa kia gia đình vua đã ở và hằng năm cứ đến ngày hóa kỵ của ngài (tức ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch), Nhân dân lại đến bày tỏ lòng ngưỡng mộ, tưởng nhớ công đức của người và các tướng lĩnh.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn được tổ chức với nhiều nghi lễ truyền thống đặc trưng của văn hóa truyền thống địa phương, như: lễ Mộc dục, lễ Tiến gỏi cá, lễ rước kiệu, lễ tế chính tại đền thờ… cùng với đó là nhiều hoạt động sôi nổi với các trò chơi, trò diễn dân gian tái hiện công lao to lớn của nhà vua và các tướng sĩ có công bảo vệ đất nước khỏi họa xâm lăng, như trò đánh mảng, chơi bài điếm, nhảy sạp, trò Xuân Phả, Pồn Pôông.
Theo thời gian, Lễ hội đền thờ Lê Hoàn trở thành lễ hội lớn trong năm của cộng đồng cư dân làng Trung Lập, cũng như người dân xứ Thanh. Bởi Lễ hội đền thờ Lê Hoàn như một tấm gương phản ánh thân thế, sự nghiệp của vị Anh hùng dân tộc Lê Hoàn và đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân "kẻ Sập". Ngày nay, cùng với các nghi lễ truyền thống, chương trình nghệ thuật sân khấu hóa cũng được dàn dựng công phu, tái hiện lại thân thế, sự nghiệp và những sự kiện quan trọng gắn với vua Lê Đại Hành. Thông qua các hoạt động tại Lễ hội đền thờ Lê Hoàn, một giai đoạn lịch sử được "mở ra" và sáng rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển của một vùng đất cổ có truyền thống lịch sử lâu đời. Đến với Lễ hội đền thờ Lê Hoàn là một lần được tìm về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, để mỗi người dân hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống.
Dẫu nhịp sống hiện đại hối hả, bận rộn, thế nhưng đã thành thông lệ, cứ trung tuần tháng 3 âm lịch hàng năm, những người con của dòng họ Mai nói riêng và người dân Nga Sơn ở khắp mọi miền Tổ quốc nói chung vẫn cố gắng tề tựu tại đền thờ Mai An Tiêm để hòa mình vào không khí rộn ràng của lễ hội và dâng nén hương thơm tri ân, tưởng nhớ công ơn của Đức thánh An Tiêm - người có công khai phá, ươm mầm sự sống để tạo nên vùng đất Nga Sơn trù mật hôm nay.
Giống như bao lễ hội truyền thống khác ở quê Thanh, lễ hội Mai An Tiêm xã Nga Phú (Nga Sơn) mở đầu bằng nghi thức lễ rước kiệu, rước sắc từ đình làng, mời các vị Thành hoàng và Phúc thần trong vùng về đền thờ hội lễ. Tiếp đó là các nghi thức dâng hương, tế lễ, chương trình nghệ thuật với hình thức sân khấu hóa, tái hiện cảnh Mai An Tiêm với ý chí, nghị lực phi thường, chinh phục đảo hoang, biển cả, tìm ra giống quả lạ và cuối cùng là phần hội với các trò chơi truyền thống.
Đây không chỉ là dịp tôn vinh Đức thánh Mai An Tiêm, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn. Lễ hội còn là dịp để những người con quê hương hội tụ và đón những người con xa xứ trở về; là ngọn lửa tỏa sáng hồn quê, soi cho muôn lớp cháu con hôm nay và mai sau biết trân trọng giữ gìn bản sắc, cùng một lòng dốc sức xây dựng quê hương.
Những năm qua, trong các lễ hội, nghi thức phần lễ được thực hiện trang nghiêm, thành kính, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, địa phương. Phần hội có sự kết hợp hài hòa giữa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao dân gian truyền thống và hiện đại, với sự đa dạng, phong phú về loại hình hoạt động, gắn với đặc trưng vùng miền, tạo nên không gian lễ hội vui tươi, lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước, phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng. Do vậy mà lễ hội được coi là nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại, là một trong những môi trường giáo dục truyền thống và văn hóa dân tộc rất tốt cho lớp trẻ, là nhu cầu tinh thần chính đáng của mọi người, cần được trân trọng.
Đặc biệt, những năm gần đây, một số lễ hội cấp quốc gia, cấp tỉnh mang bản sắc đặc trưng của xứ Thanh ngày càng thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu rộng rãi về tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, văn hóa du lịch của Thanh Hóa trong tiến trình đổi mới, hội nhập quốc tế.
Ông Lê Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa: "Qua lễ hội, huyện Như Xuân chúng tôi giới thiệu nhiều nét văn hoá đặc trưng của đồng bào dân tộc Thổ và các dân tộc trên địa bàn huyện. Lễ hội năm nay, chúng tôi tổ chức phục dựng các tiết mục văn nghệ, làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào Thổ và tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian, các môn thể thao truyền thống, hội thi ẩm thực với những món ăn truyền thống nhằm quảng bá văn hoá địa phương".
Có thể thấy, lễ hội là một phương thức để kết nối, lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trao truyền những giá trị đó cho các thế hệ tương lai. Phát huy giá trị của lễ hội không chỉ tạo ra những giá trị to lớn về kinh tế mà còn là cơ sở để củng cố, tăng cường mối liên hệ, sự gắn kết các thành viên trong cộng đồng, làm gia tăng sức mạnh tinh thần xã hội, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững của mỗi địa phương.
Khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”
Nhân kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố Thanh Hóa (1994 - 2024) và 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024), sáng ngày 17/12, tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa tổ chức khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”. Dự lễ khai mạc có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Thanh Hóa; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và các phường, xã, trường học trên địa bàn thành phố.
Gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị cho triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng”
Triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng” là hoạt động ý nghĩa, hướng tới kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Hiện nay, Ban tổ chức đang gấp rút hoàn thiện những công việc cuối cùng cho cuộc triển lãm.
Lễ hội đền Đồng Cổ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Lễ hội đền Đồng Cổ, xã Yên Thọ, huyện Yên Định được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Top những điểm đến nội địa được khách Việt lựa chọn dịp Tết 2025
Booking.com - một trong những nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới vừa công bố 10 điểm đến trong nước được khách Việt yêu thích nhất dịp Tết Nguyên Đán 2025.
Thành phố Thanh Hoá – Vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử
Thành Hạc xưa – thành phố Thanh Hoá ngày nay - đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hoá không chỉ là nơi được thiên nhiên ưu đãi cho cảnh quan vừa tươi đẹp, vừa hùng vĩ với núi cao, sông dài… mà còn là nơi hội tụ nhiều giá trị truyền thống văn hoá, lịch sử, tạo nên bản sắc riêng, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Cát Bà: Di sản liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam
Với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú có giá trị nổi bật toàn cầu, vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà đã được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới và là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam.
Trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh" huyện Vĩnh Lộc
Sáng 13/12, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh".
Hội nghị giới thiệu, tuyên truyền về văn hoá dân tộc thái trên địa bàn huyện Lang Chánh
Sáng ngày 13/12, tại bản Năng Cát, xã Trí Nang, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tổ chức hội nghị giới thiệu, tuyên truyền về văn hoá dân tộc Thái trên địa bàn huyện.
Tổng thu từ khách du lịch gần 760 nghìn tỷ đồng trong 11 tháng
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tổng lượng khách quốc tế trong 11 tháng qua đạt trên 15,8 triệu lượt, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2023.
Về nơi cửa ngõ xứ Thanh
Nằm ẩn mình giữa khung cảnh núi non hùng vĩ, thuộc thôn Nghĩa Đụng, xã Hà Long, huyện Hà Trung, Đền Rồng - Đền Nước từ lâu đã trở thành điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương. Hai ngôi đền này không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc cổ kính, trang nghiêm mà còn bởi giá trị lịch sử và văn hóa to lớn. Di tích này sẽ đem đến cho du khách một trải nghiệm thú vị.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.