Lễ hội Mường Xia năm 2024
Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Thái huyện Quan Sơn. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và nhân văn sâu sắc, năm 2022 Lễ hội Mường Xia đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Tối 18/3, Lễ hội Mường Xia năm 2024 tại xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn đã chính thức khai mạc.
Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Thái huyện Quan Sơn. Lễ hội nhằm tri ân, tưởng nhớ công ơn của tướng quân Tư Mã Hai Đào - người có công lớn trong việc đánh tan quân xâm lược, trấn ải biên cương, giữ gìn cuộc sống yên bình cho người dân dọc biên giới miền Tây xứ Thanh.
Lễ hội Mường Xia được người dân địa phương trao truyền qua nhiều thế hệ, mặc đã có sự thay đổi để phù hợp với thực tế nhưng vẫn giữ được giá trị truyền thống vốn có. Ngày nay, lễ hội không chỉ của riêng đồng bào dân tộc Thái ở Mường Xia mà còn là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa giữa các dân tộc anh em Thái, Kinh, Mường trên địa bàn huyện Quan Sơn và Mường Đào, huyện Bá Thước; Mường Bén, Mường Xôi, tỉnh Hủa Phăn, nước bạn Lào.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và nhân văn sâu sắc, năm 2022 Lễ hội Mường Xia đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Năm nay, lễ hội Mường Xia được tổ chức ở quy mô cấp huyện. Đây là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc trong các tầng lớp Nhân dân; đồng thời giới thiệu, quảng bá và tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc địa phương gắn với phát triển du lịch.
Lễ hội Mường Xia năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 18 và 19/3 (tức ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 2 Âm lịch), với phần lễ gồm nghi lễ rước đá vía, dâng đồ tế lễ và dâng hương tại Đền thờ tướng quân Tư Mã Hai Đào.
Phần hội là chương trình nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cùng với các trò chơi, trò diễn dân gian, thể dục thể thao, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong cộng đồng và thu hút du khách về với địa phương.
Giữ gìn nghề dệt bản Thái
Bộ quần áo truyền thống nam giới của dân tộc Thái rất ít xuất hiện trong sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều lý do khác nhau nhưng phần lớn là do nghề dệt, thêu thổ cẩm truyền thống đã dần mai một trong thời gian qua. Gần đây, nghề dệt thổ cẩm được khôi phục và phát triển, đã giúp cho đồng bào Thái có cơ hội tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tổ dệt thổ cẩm Táy Dó bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân là một ví dụ.
Đoàn Famtrip Hội Du lịch Lữ hành Thành phố Thanh Hóa khảo sát du lịch tại thị xã Sa Pa, Lào Cai
Trong các ngày từ 8 đến 10/10, Hội Du lịch Lữ hành thành phố Thanh Hóa tổ chức chương trình Famtrip, khảo sát các khu, điểm và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chương trình có sự tham gia của hơn 40 doanh nghiệp hội viên.
Thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa các tỉnh Bắc Trung bộ với Lào Cai
Mới đây, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Hội Du lịch Lữ hành Thành phố Thanh Hóa, Chi hội Lữ hành tỉnh Nghệ An, Chi hội Lữ hành tỉnh Hà Tĩnh và Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai đã phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Lào Cai - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh.
Tập kết ra Bắc - Cuộc chuyển quân lịch sử
Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã quyết định: một mặt, phải tổ chức, bố trí lại lực lượng cán bộ ở miền Nam; mặt khác phải khẩn trương thực hiện việc chuyển quân, tập kết, đưa một số lượng lớn con em cán bộ, chiến sỹ và đồng bào miền Nam ra Bắc học tập để chuẩn bị lực lượng cho sự nghiệp cách mạng lâu dài. Thực tiễn cách mạng 70 năm qua của đất nước đã khẳng định: đây là một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược, thể hiện sự sáng suốt, tài tình, tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng và Bác Hồ.
Phát hành bộ tem chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Nhằm góp phần tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử to lớn của ngày Giải phóng Thủ đô, những thành tựu Hà Nội đã đạt được trong 70 năm qua, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem "Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)".
Về thăm Đền Lê Hoàn – ngôi đền cổ bậc nhất xứ Thanh
Nằm ở trung tâm châu thổ sông Chu, huyện Thọ Xuân vốn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là quê hương của nhiều anh hùng hào kiệt, trong đó có 2 vị vua đã sáng lập ra vương triều Tiền Lê và Hậu Lê - có vị trí, vai trò quan trọng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, mảnh đất này vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa độc đáo, riêng biệt. Tọa lạc tại xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, cách trung tâm thành phố Thanh Hoá khoảng 50km về phía Tây Bắc, đền thờ vua Lê Hoàn được biết đến là một trong những ngôi đền cổ bậc nhất xứ Thanh.
Bảo tồn và phát huy giá trị hát ru Mường Ngọc Lặc
Với lời ca trong sáng, thiết tha, chan chứa tình yêu thương, làn điệu hát ru của đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn huyện Ngọc Lặc là loại hình văn nghệ dân gian độc đáo, là nét văn hóa truyền thống của người Mường còn được lưu giữ đến tận ngày nay. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ngọc Lặc đã tích cực triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của nét văn hóa ấy.
Hội làng trên đất Mường Đủ
Mường Đủ (nay thuộc xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành) vốn là một vùng đất rộng lớn nằm dọc theo con sông Bưởi. Đất Mường Đủ xưa kia chủ yếu là rừng rậm, trải qua thời gian, những người con dân tộc Mường nơi đây đã không ngừng mở mang, khai phá, tạo nên những xóm làng trù phú, đông vui, với những cánh đồng “chim bay mỏi giò, cò bay mỏi cánh”. Và cũng từ bao đời nay, người dân xã Thạch Bình vẫn luôn gìn giữ cho mình những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường thông qua các lễ nghi, phong tục, sinh hoạt ngày lễ tết, hội làng…
Từ thiện
Từ thiện là hành động hỗ trợ, giúp đỡ người gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng và tùy theo khả năng của mỗi người. Hoạt động từ thiện nhằm lan tỏa, nhân lên những việc làm, hành động tốt đẹp trong xã hội, bởi cho đi là nhận lại, với yêu thương đong đầy.
Phấn đấu đến năm 2030, 95% di tích quốc gia đặc biệt được tu bổ, tôn tạo
Chính phủ vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.